vua_biotech
29-08-2012, 10:57 AM
Cực nam Hải Vương tinh
http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/9705/neptune_south_vg2_big.gif
Sao Hải Vương là hành tinh khí khổng lồ nằm ở phía ngoài của hệ Mặt Trời và xa gấp 30 lần khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất. Năm 1989, sau 12 năm lang thang trong vũ trụ, tàu thăm dò Voyager 2 đã tiếp cận được hành tinh màu xanh biếc này. Hải Vương tinh là một thiên thể hoạt động, lượng nhiệt mà nó tỏa ra môi trường lớn gấp đôi lượng nhiệt mà nó nhận lại từ Mặt Trời. Tại thế giới lạnh lẽo và xa mờ này, tàu thăm dò Voyager 2 đã phát hiện ra nhiều xung sóng vô tuyến mạnh khác thường, những "tảng" mây ti nằm ở độ cao rất lớn và cả những hệ thống bão khổng lồ với vận tốc gió lên đến 1500 dặm/h. Bức ảnh trên được ghép lại từ 5 bức ảnh nhỏ hơn chụp cực nam sao Hải Vương. Trong ảnh có thể thấy "Vết Tối Lớn" là một cơn bão nằm tại vĩ độ 22 có kích thước bằng cả Trái Đất. Khoảng cách từ Vết Tối Lớn đến cực nam Hải Vương tinh là 17000 dặm!
Nguyễn Trần Hạ - Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP. Hồ Chí Minh
http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/9705/neptune_south_vg2_big.gif
Sao Hải Vương là hành tinh khí khổng lồ nằm ở phía ngoài của hệ Mặt Trời và xa gấp 30 lần khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất. Năm 1989, sau 12 năm lang thang trong vũ trụ, tàu thăm dò Voyager 2 đã tiếp cận được hành tinh màu xanh biếc này. Hải Vương tinh là một thiên thể hoạt động, lượng nhiệt mà nó tỏa ra môi trường lớn gấp đôi lượng nhiệt mà nó nhận lại từ Mặt Trời. Tại thế giới lạnh lẽo và xa mờ này, tàu thăm dò Voyager 2 đã phát hiện ra nhiều xung sóng vô tuyến mạnh khác thường, những "tảng" mây ti nằm ở độ cao rất lớn và cả những hệ thống bão khổng lồ với vận tốc gió lên đến 1500 dặm/h. Bức ảnh trên được ghép lại từ 5 bức ảnh nhỏ hơn chụp cực nam sao Hải Vương. Trong ảnh có thể thấy "Vết Tối Lớn" là một cơn bão nằm tại vĩ độ 22 có kích thước bằng cả Trái Đất. Khoảng cách từ Vết Tối Lớn đến cực nam Hải Vương tinh là 17000 dặm!
Nguyễn Trần Hạ - Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP. Hồ Chí Minh