PDA

View Full Version : Tìm thấy muối ăn trên Sao Hỏa, nơi có thể tồn tại sự sống


inexim-iec
25-08-2012, 09:04 AM
21/03/2008

Tàu Odyssey nghiên cứu Sao Hỏa của NASA đã tìm ra những dấu tích về sự tồn tại của muối. Những mỏ muối này phát hiện tại những khu vự trước đây từng ẩm ướt, nhiều nước, đồng thời cũng là những vị trí có thể có sự tồn tại của một sự sống trên hành tinh này trước đây.
http://www.vietastro.org/images/stories/Image/tintuc/nghiencuu/marssalt1.JPG
Màu xanh dương sáng đánh dấu một lớp khoáng chất trầm tích có chứa chlorde (muối) trên các cao nguyên phía nam của sao Hỏa trong bức tranh do THEMIS chụp sử dụng các màu giả để thấy được các thành phần khoáng chất khác nhau. Với việc dùng THEMIS, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 200 đặc tính như vậy. Những lớp trầm tích này thông thường nằm trong các lớp nén địa hình và cho thấy sao Hỏa đã từng rất ẩm ướt trước đây. Bức ảnh dưới đây thể hiện cận cảnh khu vực hình chữ nhật đen ở trên. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Bang Arizona/Đại học Hawaii.

Nhóm nghiên cứu chỉ huy bởi chuyên gia Mikki Osterloo, Đại Học Hawaii, Honolulu tìm thấy khoảng 200 địa điểm thuộc bán cầu nam của Sao Hỏa có chưa hợp chất muối Chloride nhờ vào vạch quang phổ đặc trưng của mỗi nguyên tố. Chloride là thành phần của khá nhiều muối, trong đó có muối ăn NaCl, muối KCl - Sodium Chloride. Những địa điểm này có diện tích đa dạng, từ nhỏ nhất khoảng 0.4 dặm vuông cho đến 10 dặm vuông.

Chúng có thể bắt nguồn từ những mạch nước ngầm, dẫn từ từ lên mặt đất. Nước bốc hơi và để lại lượng khoáng chất này. Những địa điểm được phát hiện nằm lẻ tẻ rải rác, không liên kết với nhau nên không thể là sự còn sót lại của một đại dương.

Một nhóm các nhà khoa học của Đại học Hawaii do Mikki Osterloo lãnh đạo, đã sử dụng thông tin thu được từ Hệ thống thu ảnh phát nhiệt (THEMIS) của tàu vũ trụ nghiên cứu sao Hỏa Odyssey của NASA để khám phá và vẽ bản đồ khu trầm tích cholride của sao Hỏa.

Được phát triển tại Đại học bang Arizona, THEMIS là một camera đa bước sóng có thể chụp ảnh với 5 dải sóng nhìn thấy được và 10 dải sóng hồng ngoại. Với bước sóng hồng ngoại, những chi tiết nhỏ nhất mà THEMIS có thể thấy được trên bề mặt sao Hỏa rộng 330 feet (100m).

Osterloo nói rằng bằng cách tìm hiểu hàng ngàn bức ảnh do THEMIS chụp được và xử lý bằng các màu giả, bà ấy đã tìm thấy những khu vực có các thành phần cấu tạo khác nhau trên bề mặt sao Hỏa. Bà giải thích: "Tôi đã bắt đầu chú ý đến những khu vực này vì nó thể hiện màu xanh dương sáng trong một chuỗi ảnh thứ nhất, màu xanh lá cây trong chuỗi thứ hai và màu vàng cam trong chuỗi thứ ba."
http://www.astronomy.com/asy/objects/images/salt2-1.jpg
Ảnh: Với hình ảnh sắc nét hơn và với màu sắc gần với bản chất của vẻ ngoài, các lớp khoáng chất có chứa chloride trầm tích trông dường như sáng màu hơn, giống như các tầng đất muối trên trên Trái Đất. Các lớp trầm tích này dường như được mở rộng thêm khi các lớp vật chất bề mặt bị xói mòn đi. Trong hình thể hiện 2 khu vực với mức độ chi tiết khá cao, cho chúng ta thấy các vết nứt được hình thành khi các lớp muối trầm tích khô đi. Ảnh: NASA/JPL/Đại học Bang Arizona/Đại học Hawaii/Đại học Arizona.

Những địa điểm được phát hiện có Chloride đều nằm trên cao nguyên miền nam Sao Hỏa, nơi có những khối đá cổ xưa nhất trên hành tinh này.

Nhiều khu mỏ muối nằm trong một khu vực trũng và có những khe, rãnh nối với chúng. Điều này giống với những hồ muối trên Trái Đất, chúng thông với những hệ thống nước chảy trong một thời gian rất dài.

Các chuyên gia dự đoán rằng các mỏ muối này hình thành từ 3.5 đến 3.9 tỉ năm về trước. Một vài bằng chứng cho thấy Sao Hỏa đã có những thời kì thay đổi khí hậu gián đoạn, đôi khi có những lúc ẩm thấp và ấm áp hơn so với một Sao Hỏa khô, băng giá như bây giờ.

Những nghiên cứu cũng đang hướng đến việc tìm kiếm những dấu vết của vôi, lưu huỳnh nhằm giải đáp cho bí ẩn ? liệu rằng đã có sự sống tồn tại nơi đây chưa? Muối ăn có khả năng bảo quản hợp chất hữu cơ rất tốt. Với điều kiện ở Trái Đất, muối đã lưu giữ những vi khuẩn từ hơn triệu năm và giờ chúng có thể tái sinh.

?Khám phá này khẳng định niềm tin cho dự án Odyssey, vốn đã trải qua gần 7 năm ròng. Chúng ta càng ngắm nhìn Sao Hỏa kĩ, ta lại càng thấy nó hấp dẫn và kì thú hơn.? - Jeffrey Plaut, một chuyên gia của dự án.

?Đây là một thành công tuyệt vời từ một dự án có chi phí khá khiêm tốn, Odyssey sẽ tồn tại được thêm một vài năm nữa. Hãy cứ tiếp tục, còn nhiều điều kì thú sẽ đến?- Alan Stern - Associate Administrator for NASA's Science Mission Directorate in Washington.

Việc liệu có sự sống trên Hành Tinh Đỏ hay không vẫn là một câu hỏi khoa học lớn và là mục tiêu trọng tâm trong nghiên cứu về sao Hỏa. Trên Trái Đất, muối đã được chứng minh là có thể bảo quản tốt đáng kể các chất hữu cơ. Ví dụ, các vi khuẩn vẫn có thể sống lại trong các phòng thí nghiệm sau khi đã được bảo quản trong các lớp muối trầm tích qua hàng triệu năm."

NASA hiện đang nghiên cứu các khu vực có khả năng làm nơi đáp cho Phòng thí nghiệm Khoa học về sao Hỏa (MSL), một thiết bị tự hành thế hệ mới dự kiến được phóng vào mùa thu năm 2009. Các khu vực có nhiều lớp đất sét tích tụ sẽ được đưa vào danh sách các địa điểm nghiên cứu của thiết bị này.

Christensen nói: "Các nhà khoa học đã nghiên cứu các khu vực khoáng chất có đất sét của sao Hỏa từ nhiều năm nay, và việc chọn các nơi đó là mục tiêu thám hiểu của MSK là điều tự nhiên. Tuy nhiên, sự khám phá về các khoáng chất có chứa chloride trong các mỏ địa hình bên trong các khu vực núi đá cổ xưa nhất của sao Hỏa cũng có thể được xem là một lĩnh vực khoáng vật học khác cho MSL hoặc cho các thiết bị tự hành khác để khám phá."

HAAC. NASA NEWS. ( Ngố st)

* Bài gửi của SieuNgo tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com