benco_group
29-08-2012, 10:29 AM
Lịch sử tên lửa - P1: Những kinh nghệm và thử nghiệm ban đầu
Các tên lửa ngày nay thuộc về những bộ sưu tập tài trí của con người có gốc rễ của chúng trong nền khoa học và công nghệ của quá khứ. Chúng là những sản phẩm phát sinh tự nhiên qua hàng nghìn năm thí nghiệm và nghiên cứu về tên lửa và sức đẩy tên lửa.
Một trong những dụng cụ đầu tiên sử dụng thành công các nguyên lí cơ bản cho chuyển động bay của tên lửa là con chim gỗ. Các tác phẩm của Aulus Gellius, một người La Mã, có kể lại câu chuyện một người Hi Lạp tên là Archytas sinh sống ở thành phố Tarentum, nay là một phần miền nam Italy. Khoảng chừng năm 400 trước Công nguyên, Archytas đã khiến các công dân thành Tarentum hoang mang và thích thú bởi việc cho bay một con bồ câu gỗ. Hơi nước thoát ra đẩy con chim lơ lửng trên những sợi dây. Con bồ câu ấy sử dụng nguyên lí tác dụng-phản tác dụng, cái không được phát biểu thành một định luật khoa học mãi cho đến thế kỉ 17.
Khoảng 300 năm sau sự kiện con bồ câu gỗ, một người Hi Lạp khác, Hero xứ Alexandria, đã phát minh ra một dụng cụ kiểu tên lửa tương tự gọi là aeolipile. Nó cũng sử dụng hơi nước làm chất khí đẩy. Hero gắn một quả cầu trên một ấm đun nước. Lửa bên dưới ấm biến nước thành hơi nước, và hơi truyền qua các ống sang quả cầu. Hai ống hình chữ L ở hai phía đối diện nhau của quả cầu cho phép hơi thoát ra ngoài, và khi làm như vậy, sức đẩy tác dụng lên quả cầu làm cho nó quay tròn.
http://thuvienvatly.com/home/images/stories3/hiepkhachquay/tintuc/dongcohero.JPG
Động cơ Hero
Chính xác khi nào tên lửa thật sự đầu tiên xuất hiện thì không rõ. Câu chuyện các dụng cụ kiểu tên lửa sơ khai lác đác xuất hiện trong sử liệu của nhiều nền văn hóa khác nhau. Có lẽ những tên lửa đích thực đầu tiên là bất ngờ. Vào thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên, người Trung Hoa tường trình họ đã có một dạng đơn giản của thuốc súng chế tạo từ muối nitrat, sunfua và bụi than. Họ sử dụng thuốc súng chủ yếu để bắn pháo hoa trong những dịp lễ tết và tín ngưỡng. Để tạo ra những tiếng nổ trong các kì lễ hội, họ chứa đầy hợp chất trên vào trong các ống tre và quăng chúng vào lửa. Có lẽ một số ống trong những ống đó đã không nổ và thay vào đó đã bay ra khỏi lửa, được đẩy tới bởi chất khí và tia lửa tạo ra từ thuốc súng đang cháy.
Người Trung Hoa bắt đầu làm thí nghiệm với các ống chứa thuốc súng. Một lúc nào đó, họ đã gắn ống tre ấy vào các mũi tên và dùng cung tên phóng chúng đi. Không lâu sau, họ phát hiện thấy các ống thuốc súng này có thể tự phóng chúng đi bởi sức mạnh tạo ra từ chất khí đang cháy. Tên lửa thật sự đã ra đời.
Ngày tháng được tường thuật việc sử dụng lần đầu tiên những tên lửa thật sự là vào năm 1232. Vào năm này, Trung Quốc và Mông Cổ đang chiến tranh với nhau. Trong trận chiến Kai-Keng, người Trung Quốc đã đánh lùi quân xâm lược Mông Cổ bằng hàng rào phòng ngự “mũi tên lửa”. Những mũi tên này là một dạng đơn giản của một tên lửa chất đẩy rắn. Một cái ống, bịt nắp ở một đầu, chứa thuốc súng. Đầu kia để hở và ống được gắn vào một cái que dài. Khi thuốc súng được châm ngòi, thì sự cháy nhanh của thuốc súng tạo ra lửa, khói, và khí thoát ra ở đầu hở và tạo ra sức đẩy. Cái que đóng vai trò một hệ thống dẫn đường đơn giản giữ cho tên lửa nhắm theo một hướng chung khi nó bay trong không khí. Những tên lửa bay này hiệu quả như thế nào với vai trò là thứ vũ khí phá hủy thì không rõ, nhưng tác dụng tâm lí của chúng đối với quân Mông Cổ là ghê gớm.
http://thuvienvatly.com/home/images/stories3/hiepkhachquay/tintuc/muitenlua.jpg
Mũi tên lửa của người Trung Hoa
Sau trận đánh Kai-Keng, người Mông Cổ đã sản xuất các tên lửa của riêng họ và có lẽ chính họ đã truyền bá tên lửa sang châu Âu cùng với bước chân xâm lược của mình. Nhiều sử sách mô tả các thí nghiệm tên lửa trong suốt thế kỉ 13 đến thế kỉ 15. Ở Anh, một tăng lữ tên là Roger Bacon đã nghiên cứu những dạng cải tiến của thuốc súng, làm tăng đáng kể tầm xa của tên lửa. Ở Pháp, Jean Froissart thu được những phi vụ bay chính xác hơn bằng cách phóng tên lửa qua các ống trụ. Ý tưởng của Froissart là tổ tiên là khẩu bazooka hiện đại. Joanes de Fontana người Italy thì thiết kế một ngư lôi kiểu tên lửa chạy trên mặt nước dùng để đốt cháy tàu thuyền của kẻ thù.
http://thuvienvatly.com/home/images/stories3/hiepkhachquay/tintuc/linhphonglua.jpg
Người lính Trung Hoa phóng mũi tên lửa
Vào thế kỉ 16, các tên lửa bước vào giai đoạn được xem là vũ khí chiến tranh, mặc dù chúng vẫn được dùng trong trình diễn pháo hoa, và một nhà sản xuất pháo hoa người Đức, Johan Schmidlap, đã phát minh ra “tên lửa tầng”, một phương tiện nhiều tầng nâng pháo hoa lên những độ cao lớn hơn. Một tên lửa trời lớn (tầng thứ nhất) mang một tên lửa trời nhỏ hơn (tầng thứ hai). Khi tên lửa lớn cháy hết, tên lửa nhỏ tiếp tục bay lên cao hơn trước khi rải tro rực rỡ khắp bầu trời. Ý tưởng của Schmidlap là cơ sở cho mọi tên lửa ngày nay bay ra vũ trụ bên ngoài.
Gần như mọi công dụng của tên lửa cho đến lúc này là vũ khí chiến tranh hoặc pháo hoa, nhưng một truyền thuyết xưa của người Trung Quốc có kể việc sử dụng tên lửa làm phương tiện vận tải. Với sự hỗ trợ của người nhiều trợ giúp, một vị tướng Trung Hoa ít người biết tới tên là Wan-Hu đã lắp ráp một cái ghế bay kiểu tên lửa. Ông có hai con diều lớn gắn với cái ghế, và bố trí trên hai con diều 47 mũi tên lửa.
http://thuvienvatly.com/home/images/stories3/hiepkhachquay/tintuc/nguloico.jpg
Ngư lôi chạy trên mặt nước
Vào hôm cho bay thử, bản thân Wan-Hu ngồi vào cái ghế và ra lệnh cho thắp sáng các tên lửa. 47 người hỗ trợ tên lửa, mỗi người tay cầm đuốc, lao vào châm lửa các ngòi nổ. Một tiếng nổ ầm khủng khiếp vang dội bầu không khí, đi cùng là những đám khói bụi mù mịt. Khi khói bụi tan đi, Wan-Hu và cái ghế bay của ông đã di chuyển. Không ai biết chắc chuyện gì đã xảy ra với Wan-Hu, nhưng nếu một sự kiện như thế thật sự từng xảy ra, thì Wan-Hu và cái ghế của ông có khả năng không còn tồn tại sau vụ nổ. Các mũi tên lửa dễ nổ khi chúng bay trong không khí.
Nguồn: thuvienvatly.com
Các tên lửa ngày nay thuộc về những bộ sưu tập tài trí của con người có gốc rễ của chúng trong nền khoa học và công nghệ của quá khứ. Chúng là những sản phẩm phát sinh tự nhiên qua hàng nghìn năm thí nghiệm và nghiên cứu về tên lửa và sức đẩy tên lửa.
Một trong những dụng cụ đầu tiên sử dụng thành công các nguyên lí cơ bản cho chuyển động bay của tên lửa là con chim gỗ. Các tác phẩm của Aulus Gellius, một người La Mã, có kể lại câu chuyện một người Hi Lạp tên là Archytas sinh sống ở thành phố Tarentum, nay là một phần miền nam Italy. Khoảng chừng năm 400 trước Công nguyên, Archytas đã khiến các công dân thành Tarentum hoang mang và thích thú bởi việc cho bay một con bồ câu gỗ. Hơi nước thoát ra đẩy con chim lơ lửng trên những sợi dây. Con bồ câu ấy sử dụng nguyên lí tác dụng-phản tác dụng, cái không được phát biểu thành một định luật khoa học mãi cho đến thế kỉ 17.
Khoảng 300 năm sau sự kiện con bồ câu gỗ, một người Hi Lạp khác, Hero xứ Alexandria, đã phát minh ra một dụng cụ kiểu tên lửa tương tự gọi là aeolipile. Nó cũng sử dụng hơi nước làm chất khí đẩy. Hero gắn một quả cầu trên một ấm đun nước. Lửa bên dưới ấm biến nước thành hơi nước, và hơi truyền qua các ống sang quả cầu. Hai ống hình chữ L ở hai phía đối diện nhau của quả cầu cho phép hơi thoát ra ngoài, và khi làm như vậy, sức đẩy tác dụng lên quả cầu làm cho nó quay tròn.
http://thuvienvatly.com/home/images/stories3/hiepkhachquay/tintuc/dongcohero.JPG
Động cơ Hero
Chính xác khi nào tên lửa thật sự đầu tiên xuất hiện thì không rõ. Câu chuyện các dụng cụ kiểu tên lửa sơ khai lác đác xuất hiện trong sử liệu của nhiều nền văn hóa khác nhau. Có lẽ những tên lửa đích thực đầu tiên là bất ngờ. Vào thế kỉ thứ nhất sau Công nguyên, người Trung Hoa tường trình họ đã có một dạng đơn giản của thuốc súng chế tạo từ muối nitrat, sunfua và bụi than. Họ sử dụng thuốc súng chủ yếu để bắn pháo hoa trong những dịp lễ tết và tín ngưỡng. Để tạo ra những tiếng nổ trong các kì lễ hội, họ chứa đầy hợp chất trên vào trong các ống tre và quăng chúng vào lửa. Có lẽ một số ống trong những ống đó đã không nổ và thay vào đó đã bay ra khỏi lửa, được đẩy tới bởi chất khí và tia lửa tạo ra từ thuốc súng đang cháy.
Người Trung Hoa bắt đầu làm thí nghiệm với các ống chứa thuốc súng. Một lúc nào đó, họ đã gắn ống tre ấy vào các mũi tên và dùng cung tên phóng chúng đi. Không lâu sau, họ phát hiện thấy các ống thuốc súng này có thể tự phóng chúng đi bởi sức mạnh tạo ra từ chất khí đang cháy. Tên lửa thật sự đã ra đời.
Ngày tháng được tường thuật việc sử dụng lần đầu tiên những tên lửa thật sự là vào năm 1232. Vào năm này, Trung Quốc và Mông Cổ đang chiến tranh với nhau. Trong trận chiến Kai-Keng, người Trung Quốc đã đánh lùi quân xâm lược Mông Cổ bằng hàng rào phòng ngự “mũi tên lửa”. Những mũi tên này là một dạng đơn giản của một tên lửa chất đẩy rắn. Một cái ống, bịt nắp ở một đầu, chứa thuốc súng. Đầu kia để hở và ống được gắn vào một cái que dài. Khi thuốc súng được châm ngòi, thì sự cháy nhanh của thuốc súng tạo ra lửa, khói, và khí thoát ra ở đầu hở và tạo ra sức đẩy. Cái que đóng vai trò một hệ thống dẫn đường đơn giản giữ cho tên lửa nhắm theo một hướng chung khi nó bay trong không khí. Những tên lửa bay này hiệu quả như thế nào với vai trò là thứ vũ khí phá hủy thì không rõ, nhưng tác dụng tâm lí của chúng đối với quân Mông Cổ là ghê gớm.
http://thuvienvatly.com/home/images/stories3/hiepkhachquay/tintuc/muitenlua.jpg
Mũi tên lửa của người Trung Hoa
Sau trận đánh Kai-Keng, người Mông Cổ đã sản xuất các tên lửa của riêng họ và có lẽ chính họ đã truyền bá tên lửa sang châu Âu cùng với bước chân xâm lược của mình. Nhiều sử sách mô tả các thí nghiệm tên lửa trong suốt thế kỉ 13 đến thế kỉ 15. Ở Anh, một tăng lữ tên là Roger Bacon đã nghiên cứu những dạng cải tiến của thuốc súng, làm tăng đáng kể tầm xa của tên lửa. Ở Pháp, Jean Froissart thu được những phi vụ bay chính xác hơn bằng cách phóng tên lửa qua các ống trụ. Ý tưởng của Froissart là tổ tiên là khẩu bazooka hiện đại. Joanes de Fontana người Italy thì thiết kế một ngư lôi kiểu tên lửa chạy trên mặt nước dùng để đốt cháy tàu thuyền của kẻ thù.
http://thuvienvatly.com/home/images/stories3/hiepkhachquay/tintuc/linhphonglua.jpg
Người lính Trung Hoa phóng mũi tên lửa
Vào thế kỉ 16, các tên lửa bước vào giai đoạn được xem là vũ khí chiến tranh, mặc dù chúng vẫn được dùng trong trình diễn pháo hoa, và một nhà sản xuất pháo hoa người Đức, Johan Schmidlap, đã phát minh ra “tên lửa tầng”, một phương tiện nhiều tầng nâng pháo hoa lên những độ cao lớn hơn. Một tên lửa trời lớn (tầng thứ nhất) mang một tên lửa trời nhỏ hơn (tầng thứ hai). Khi tên lửa lớn cháy hết, tên lửa nhỏ tiếp tục bay lên cao hơn trước khi rải tro rực rỡ khắp bầu trời. Ý tưởng của Schmidlap là cơ sở cho mọi tên lửa ngày nay bay ra vũ trụ bên ngoài.
Gần như mọi công dụng của tên lửa cho đến lúc này là vũ khí chiến tranh hoặc pháo hoa, nhưng một truyền thuyết xưa của người Trung Quốc có kể việc sử dụng tên lửa làm phương tiện vận tải. Với sự hỗ trợ của người nhiều trợ giúp, một vị tướng Trung Hoa ít người biết tới tên là Wan-Hu đã lắp ráp một cái ghế bay kiểu tên lửa. Ông có hai con diều lớn gắn với cái ghế, và bố trí trên hai con diều 47 mũi tên lửa.
http://thuvienvatly.com/home/images/stories3/hiepkhachquay/tintuc/nguloico.jpg
Ngư lôi chạy trên mặt nước
Vào hôm cho bay thử, bản thân Wan-Hu ngồi vào cái ghế và ra lệnh cho thắp sáng các tên lửa. 47 người hỗ trợ tên lửa, mỗi người tay cầm đuốc, lao vào châm lửa các ngòi nổ. Một tiếng nổ ầm khủng khiếp vang dội bầu không khí, đi cùng là những đám khói bụi mù mịt. Khi khói bụi tan đi, Wan-Hu và cái ghế bay của ông đã di chuyển. Không ai biết chắc chuyện gì đã xảy ra với Wan-Hu, nhưng nếu một sự kiện như thế thật sự từng xảy ra, thì Wan-Hu và cái ghế của ông có khả năng không còn tồn tại sau vụ nổ. Các mũi tên lửa dễ nổ khi chúng bay trong không khí.
Nguồn: thuvienvatly.com