PDA

View Full Version : Làm thị kính !


thanhhai
29-08-2012, 09:19 AM
Dạo qua VACA thấy có bài này cũng hay hay :D

Việc làm một chiếc thị kính có tiêu cự nhỏ để lắp ráp vào kính thiên văn tưởng chừng như rất khó nhưng bây giờ bạn có thể tự tay chế được.
Chiếc thị kính này có nhiều ưu điểm như ít sắc sai, khó bị xước như nhựa thông thường, không vở,...Một nhược điểm khi chế tạo là thời gian để keo khô lâu.

Chuẩn bị:

+ keo 502 (super glue) .
+ lọ bằng sắt, tốt nhất là băng thuỷ tinh.
+ Nắp đậy cho lọ có lổ thủng nhỏ
+ Kềm hoặc một vật nào đó có thể giử lọ không rớt
+ Nguồn nhiệt (bếp gas, đèn cồn,...)
+ Mảnh vở của gương
+ Một vòng nhựa có cở phù hợp.
+ một miếng nhựa tronh suốt hoặc thuỷ tinh

Cách làm:

Bước 1: Đổ keo vào lọ và đậy nắp
Bước 2: Dùng vòng nhựa đặt trên mảnh vở của gương.
Bước 3: Dùng vật giữ lọ cố định
Bước 4: Hơ lọ trên nguồn nhiệt (nếu là lọ thủ tinh, phải hơ cho thành lọ nống từ từ để tránh bị vở). Ta sẽ thấy keo sôi lên rồi đặc lại từ từ (không được để keo quả đặc vì các bọt khí sẻ không thể thoát khỏi dung dịch).
Bước 5: Khi bạn cảm thấy keo đặc lại như ý muốn, bản hảy đổ keo từ từ vào vòng nhựa.
Bước 6: Đậy mảnh nhựa hay mảnh thủ tinh còn lại lên miệng của vòng.
Bước 7: Đem đi cất (keo khô từ từ trong ống nhựa từ vài tiếng đế vài ngạy, thậm chí vài tuần, phụ thuộc vào độ đặc của keo).

Sau khi keo khổ hoàn toàn, bạn có thể cắt tấm gương đó. Nhờ lực căng bề mặt của chất lỏng (chủ yếu) nên bề mặt trên của keo trong ống có dạng lồi. Độ đặc của keo và đường kính của ống quyết định đến thời gian khô của keo và tiêu cự của kính.



Với chiếc thị kính tự chế, chung ta có thể lắp các ống dòm nhỏ nhưng có độ phóng đại lên đến vài trăm lần.

Vài hôm nữa em sẽ đưa cho anh chị coi cái xịn luôn. Có ai chế được thì cứ đưa hình lên nhé.

Chú mọi người thực hiện thành công.

VACA

Còn đây là trang web nói về cách mài thị kính :
http://www.microscopy-uk.org.uk/mag/indexmag.html?http://www.microscopy-uk.org.uk/mag/artjan06/aalens2.html

Mình chưa thử làm, mọi người thử làm xem :)

qnkha
29-08-2012, 09:19 AM
trưởng nhóm phải làm trước để anh em biết mà làm theo chứ:D

aulachongvn
29-08-2012, 09:19 AM
Uhm. Thú thật là đọc cái này vẫn chưa hiểu lắm:D Chờ coi bên VACA cho hiểu đã rồi làm:D

hungbaoco
29-08-2012, 09:19 AM
Tốt nhất là chúng ta nên mua cái thị kính rồi về lắp vào.

bef34
29-08-2012, 09:19 AM
Mua luôn cái kính thiên văn có phải khỏe hơn ko bác :D

bef34
29-08-2012, 09:19 AM
Bên VACA thì hơi khó tin đó nha. Mà đo63 keo 502 vào thì chất lượng đâu có tốt, thà mua thị kính hay là mài thì tốt hơn đó :D

watermandanang
29-08-2012, 09:19 AM
bác chủ thớt bên đó chưa up hình thị kính tự làm lên thì ai dám mạo hiểm làm theo chứ ;))

danglongco
29-08-2012, 09:19 AM
Bài của chú Lê Quang Thuỷ, bên HAAC rất hay về vấn đề này, các bạn tham khảo và thử nha.....

Mài thấu kính hội tụ để làm thị kính.
Hôm CN 5/6/09 vừa qua, anh được Dũng cho xem mấy thấu kính đang mài bóng dở dang. PP mài của Dũng là ghép nhiều phôi (9 cái) lên một đế và mài cùng lúc như pp mài thấu kính công nghiệp. PP này có năng suất cao nhưng cách gá và làm đĩa mài khá phức tạp, không phù hợp với điều kiện thủ công và nhất là khó mài thấu kính có bán kính cong nhỏ hơn 40mm. Phôi kính của Dũng cắt bằng pp khoan với mũi khoan kính, có đường kính ngoài khoảng 15mm, lõi cắt ra có đường kính 12mm. Bán kính cong của thấu kính sau khi mài là 60mm, tiêu cự khoảng 5-60mm, hơi lớn so với yêu cầu của thị kính là 6-20mm.
Trước đó, anh cũng đã chế đồ gá để mài thấu kính với phôi bằng nhựa polycarbonat đang có sẵn. KQ không tốt lắm vì , sau này mới biết, nhựa lại khó mài bóng hoàn hảo như thủy tinh. Có lẽ vì độ cứng thấp, dễ bị xước và biến dạng. Anh đã xin Dũng mấy thấu kính về mài thử xem sao.
PP mài anh tham khảo ở trang http://www.microscopy-uk.org.uk/mag/...6/aalens2.html của Alvaro Amaro de Azevedo - (Brazil) với một vài thay đổi cho phù hợp với điều kiện của mình.
Máy mài : Dùng một motor DC 36V cũ , lắp thêm bầu khoan 13mm. Thay vì đặt đứng như Alvaro, anh đặt motor nằm ngang, như vậy cũng vẫn dễ mài lại bảo vệ được motor và bầu khoan khỏi bị bột mài và nước chảy vào làm hỏng. Tốc độ quay motor vào khoảng 1-200 vòng /phút là đủ để mài tốt
Đĩa mài : bulon 12mm, nhờ thợ tiện tạo dạng lõm trên đầu bằng đá mài tròn 20mm. Sau đó, trong quá trình mài phá, mặt đĩa sẽ có dạng cầu lõm như ý. PP của Alvaro là dùng tấm nhôm, tạo dạng lõm bằng cách đóng 1 viên bi thép vào bề mặt nhôm. PP này có lẽ rất phù hợp với thấu kính có bán kính cong dưới 10mm.
http://i300.photobucket.com/albums/nn37/lequangthuy/Mai%20thi%20kinh/Maitho.jpg
Mặt bóng, không trầy xước của phôi
kính sau khi cắt được dán lên đầu một bulon 6mm dài 60mm làm tay cầm để dễ mài hơn. Keo dán đang dùng là keo AB loại mau khô (dạng 2 tube nhỏ trong vỉ giấy). Keo này đủ chắcđể giữ thấu kính trong suốt quá trình mài.
- Mài phá, tạo dạng cho phôi : Kẹp phôi lên máy, dùng dũa kim cương hoặc giấy nhám nước 120-220 để bo cạnh và mài tạo dạng cong cho mặt phôi. Có thể vẽ và cắt một mảnh giấy hoặc nhựa làm cữ để mài phá chính xác hơn, đỡ công mài tinh.
http://i300.photobucket.com/albums/nn37/lequangthuy/Mai%20thi%20kinh/Suadang.jpg
Sau khi sửa dạng xong.

http://i300.photobucket.com/albums/nn37/lequangthuy/Mai%20thi%20kinh/suadang1.jpg



- Mài tinh. Gá đĩa mài lên máy. Mài tuần tự bằng bột mài thô ? tinh. Phôi mài trên tay, ép vào đĩa mài, xoay nhẹ và đảo theo mọi hướng một cách ngẫu nhiên. Kiểm tra kỹ bề mặt mài thật mịn đều bằng kính lúp trước khi chuyển sang bột tinh hơn.

Anh dùng 4 cỡ bột mài khác nhau , với bột oxit nhôm cuối, bề mặt phôi bắt đầu phản chiếu ánh sáng ở vùng giữa.
Phôi sau khi mài tinh với bột thứ 3.
http://i300.photobucket.com/albums/nn37/lequangthuy/Mai%20thi%20kinh/Saumaitho.jpg
Thời gian mài cho mỗi loại bột chỉ khoảng 5? (luôn cả thời gian kiểm tra) với 3 lần thêm bột mài và nước (?làm ướt?).
- Mài bóng : Alvaro dùng nhựa epoxy + bột mài làm đĩa mài bóng sơ bộ, rồi sau đó mài tiếp bằng vải và bột đánh bóng kim loại. Theo anh pp này không đảm bảo hình dạng bề mặt thấu kính sau khi đánh bóng. Anh chọn pp truyền thống, dùng hắc ín (nhựa đường)
Đĩa mài bóng cũng là một bulon 12mm dài 50mm. Đốt nóng một đầu rồi phủ lên một lớp hắc ín dày khoảng 2-3mm. Kẹp lên máy, dùng tay xoay chậm vừa ép thấu kính vào để tạo dạng theo bề mặt thấu kính.
Mài tiếp với bột oxit cerium như kiểu mài tinh bên trên. Thường thì vùng giữa thấu kính chậm bóng hơn vùng biên. Mở rộng biên độ đảo một chút cho đến khi bề mặt bóng hoàn toàn. Thời gian mài bóng chỉ mất khoảng 15?.

http://i300.photobucket.com/albums/nn37/lequangthuy/Mai%20thi%20kinh/Saumaibong.jpg
Tổng cộng thời gian mài 1 thấu kính chỉ vào khoảng 45?.
Hơ nóng thấu kính vào cạnh ngọn lửa (anh dùng đèn cầy) cho keo AB mềm ra để tháo thấu kính ra khỏi bulon. Cẩn thận chà bề mặt vào một mặt phẳng phủ vải để tẩy sạch keo còn bám lại.
Và đây là thành phẩm

http://i300.photobucket.com/albums/nn37/lequangthuy/Mai%20thi%20kinh/SP.jpg
Thấu kính có tiêu cự 28mm. Anh đã thử ghép 2 thấu kính lại để có 1 thị kính Ramden tiêu cự 20mm.
KQ thử nghiệm rất tuyệt, hình ảnh rõ, rất ít quang sai.

Lê Quang Thuỷ-CLB Thiên Văn Nghiệp Dư Thành Phố Hồ Chí Minh.

dalatbeco
29-08-2012, 09:19 AM
Làm cái này phải có dụng cụ chứ dân vườn như bọn em sao làm được:(