PDA

View Full Version : Bao lâu thì mới có nhật, nguyệt thực một lần ?


thuan-phuong
29-08-2012, 09:09 AM
Bao lâu thì mới có nhật, nguyệt thực một lần ? Điều này phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

kaiser
29-08-2012, 09:09 AM
Ủa, lâu lâu mới vào hỏi một câu mà thấy lơ hết vậy :-??

cmfc
29-08-2012, 09:09 AM
Chu kỳ của Nhật thực toàn phần xảy ra tại đúng 1 khu vực là 75 năm. Anh nhớ có tài liệu ghi thế. Thường trước và sau khi nhật thực sẽ có nguyệt thực (thường là ngày rằm).

Nhật thực và Nguyệt thực phụ thuộc duy nhất 1 yếu tố: Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất phải nằm trên 1 đường thẳng. Do mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời nên không phải lúc nào cũng xảy ra nhật - nguyệt thực. :)

bef34
29-08-2012, 09:09 AM
Làm thế nào mà tính ra được như thế? Tại sao nhật, nguyệt thực một phần lại diễn ra thường xuyên hơn?

minhduongf
29-08-2012, 09:09 AM
Thật ra mỗi năm đều có 2 hoặc nhiều hơn những lần nhật - nguyệt thực. Nhưng vấn đề là lúc thì xảy ra ở chỗ này, lúc thì chỗ khác, chứ không phải cùng một chỗ. Dẫn chứng là cuối năm 2009, đầu năm 2010 có tới 2 lần nhật thực mà Việt Nam có thể quan sát được. Nhưng sang năm 2011 thì chẳng có lần nào quan sát được cả. Còn số liệu trên là nói đến cùng một vị trí.

mtcorp
29-08-2012, 09:09 AM
Ở cùng một vị trí, bao lâu mới có nhật nguyệt thực một lần?

vinatex
29-08-2012, 09:09 AM
Hình như năm nào cũng có nguyệt thực ở đâu đó trên thế giới thì phải ^^

hlco
29-08-2012, 09:09 AM
Câu hỏi hay thế này mà không có anh bro nào trả lời nhỉ :D

cpthienhoa
29-08-2012, 09:09 AM
số lần nhật nguyệt thực trong năm theo lý thuyết có thể xem tại đây http://m4.download.com.vn/Data/Soft/2010/04/22/thienvan.pdf giáo trình thiên văn của Trần Quốc Hà ^^

thienphuong
29-08-2012, 09:09 AM
Nhật thực hay nguyệt thực chỉ xảy ra chỉ khi Mặt trăng, Mặt trời, Trái Đất nằm trên một đường thẳng, hoặc gần 1 đường thẳng. Nếu mặt phẳng quỹ đạo Mặt trăng( Bạch đạo ) trùng với mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất ( Hoàng đạo ) thì một tháng ta sẽ có 1 lần nhật thực và 1 lần nguyệt thực. Tuy nhiên vì Bạch đạo nghiêng so với Hoàng đạo gần 6 độ nên sẽ chỉ xảy ra nhật-nguyệt thực khi 3 thiên thể trên cùng nằm trên ( hoặt sát ) giao tuyến của Bạch đạo và Hoàng đạo.

http://i213.photobucket.com/albums/cc314/nhantrum/eclipses.jpg
Bạch đạo cắt Hoàng đạo tại giao tuyến 1-2

Đồng thời, Bạch đạo luôn giữ nguyên phương trong không gian khi nó cùng Trái đất quay quanh Mặt trời ( tương tự như phương của trục Trái đất luôn k đổi vậy ) nên sẽ chỉ có 2 điểm trên quỹ đạo Trái đất mà 3 thiên thể này có khả năng nằm trên một đường thẳng - điểm A và B ở hình dưới:

http://i213.photobucket.com/albums/cc314/nhantrum/MoonOrbit.jpg
Bạch đạo luôn giữ nguyên phương nghiêng trong không gian

Điểm A và B này đối xứng trên quỹ đạo Trái Đất nên tương ứng cứ 6 tháng có nhật - nguyệt thực 1 lần. Như vậy trên lý thuyết, 1 năm sẽ có 2 lần nhật - nguyệt thực ở một nơi nào đó trên Trái Đất. Tuy nhiên vì kích thước của các thiên thể này là khá lớn nên thực tế một năm sẽ có nhiều hơn 2 lần nhật - nguyệt thực. Theo tính toán 1 năm có thể có tối đa 7 lần nhật - nguyệt thực, trong đó có ít nhất 2 lần nhật thực trên Trái đất ( Xem chi tiết ở tài liệu muangotngao9x đã đưa ở trên ) !