PDA

View Full Version : Trái Đất có còn tồn tại sau khi Mặt Trời ngưng hoạt động?


goldenvtec
25-08-2012, 09:12 AM
Khoảng 5 tỉ năm nữa, Mặt trời sẽ cạn kiệt nguồn hydro cho các phản ứng hạt nhân và sẽ phồng to thành một sao lùn đỏ với thể tích lớn hơn hàng ngàn lần kích cỡ hiện nay, và sau đó sẽ lại co lại thành một sao lùn trắng. Rất ít các nhà khoa học khẳng định được chắc chắn liệu Trái đất có quá gần để bị nuốt vào một Mặt trời đang phình to, hay nó có thể tránh xa được khỏi "chết cháy". Nhưng mới đây, một nhóm các nhà thiên văn quốc tế đã phát hiện ra một hành tinh gần hệ Mặt trời mà xuất hiện trở lại sau khi Mặt trời của ngôi sao này trở thành sao lùn đỏ, và điều làm chúng ta yên tâm là quỹ đạo của nó hoàn toàn tương tự như Trái đất. Điều đó làm chúng ta yên tâm rằng, Trái đất hoàn toàn có thể tránh được "cái chết cháy"


Khi Mặt trời trở thành một sao lùn đỏ, nó sẽ mất khối lượng một cách đều đặn và gây ảnh hưởng lên quỹ đạo của các hành tình và khó có thể dự đoán rằng điều gì sẽ xảy ra. Các nhà khoa học cho rằng dường như sao Thủy và sao Kim sẽ bị bốc hơi khi bề mặt Mặt trời giãn nở, nhưng số phận của Trái đất thì lại chưa ai chắc chắn được sẽ xảy ra như thế nào.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Roberto Silvotti (Đài Thiên văn Capodimote, Naples, Italia) cùng các cộng sự khác ở Châu Âu, Mỹ, Israel và Đài Loan đã giả thiết rằng các hành tình chuyển động ở khoảng cách gần sao hơn (trong vòng 2 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, hay là 2 lần đơn vị thiên văn - AU) có thể sống sót qua thời kỳ sao lùn đỏ. Họ đã phân tích các quan sát từ hệ sao V 391 Pegasi, một sao đã ngừng hoạt động để trở thành sao lùn đỏ khoảng 100 triệu năm trước, khi đó nó bất ngờ thổi ra ngoài "vỏ bọc" của nó khí hydro còn dư. Hiện nay, nó hình thành ở dạng hiếm thấy "subdwarf" loại B V391 Pegasi khi mà nó hợp nhất He vào Carbon trong nhân của nó.


Trong vòng hơn bảy năm, nhóm của Sivotti đã quan sát các các cực đại rung động (xảy ra trong trung bình 6 phút một lần, được ghi lại nhờ thông thượng ánh sáng đến từ ngôi sao). Nhưng họ đã phát hiện ra rằng cứ mỗi 3,2 năm, cực đại lại dịch đi 5 giây (sớm hơn hoặc muộn hơn), có nghĩa là sao này phải bị "lung lay" do kết quả của lực hấp dẫn của một "bạn đồng hành" trong chu kỳ quỹ đạo. Với 97% chắc chắn, họ đã tính toán được rằng, "bạn đồng hành" của sao này chính là một hành tinh lớn, có tuổi vào cỡ 10 tỉ năm - và được biết chính là hành tinh ban đầu quay quanh sao đã trở thành trạng thái sao đỏ.

Quỹ đạo hiện tại của hành tinh ước tính khoảng 1,7 AU, nhưng các nhà nghiên cứu đã ước tính được rằng trước khi trở thành sao đỏ, quỹ đạo của hành tinh xung quanh sao này vào khoảng 1 AU (hoàn toàn giống với Trái đất). Và như thế, quỹ đạo của Trái đất có thể sẽ tăng lên từ 1 đến 1,5 lần đơn vị thiên văn khi cuối cùng Mặt trời bắt đầu phun ra vật chất của mình để trở thành một sao đỏ khổng lồ.

Mặc dù khẳng định những điểm tương đồng, nhưng Silvotti vẫn nói rằng sự phát hiện này không có nghĩa là Trái đất sẽ tất yếu tránh được "cái chết cháy" như hành tinh trên hệ sao V 391 Pegasi. Tuy nhiên ông cũng hy vọng rằng phát hiện này sẽ là phát hiện đầu tiên trong nhiều phát hiện tiếp theo cho phép các nhà vật lý tiên đoán một cách chính xác hơn về số phận của Trái đất. Nhưng dù thậm chí nếu Trái đất có thoát được "kiếp nạn" này, thì loài người cũng vẫn phải đầu tư nhiều vào việc bảo vệ mình khỏi ảnh hưởng của Mặt trời, mà như các nhà nghiên cứu đã ước tính, bề mặt của hành tinh trên V 391 Pegasi có thể đạt tới 200oC - đủ sức thiêu cháy toàn bộ bề mặt Trái đất hiện nay.

* Bài gửi của thienthan_ab tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com