PDA

View Full Version : "Bộ não" mặt đất của Vinasat 1 !!!


bsff20
25-08-2012, 09:12 AM
Nằm giữa cánh đồng thuộc hai xã Cát Quế và Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Tây), Khu Kỹ thuật thông tin vệ tinh (Công ty Viễn thông quốc tế) bề thế với những chảo thu phát tín hiệu vệ tinh khổng lồ. Đây chính là khu vực "bộ não mặt đất của Vinasat 1" luôn được bảo vệ nghiêm ngặt.


http://vitinfo.com.vn//anhtieude1/2008/6/4/CDocumentsandSettingsAdministratorMyDocumentsMyPic tureskh46822.JPG

Những kỹ sư, kỹ thuật viên điều hành trạm đều còn rất trẻ. Họ thật sự là bộ não của Vinasat 1 - Ảnh: C.V.K.


Rộng 5ha, thênh thang giữa cánh đồng lúa, bốn bề khuôn viên Khu Kỹ thuật thông tin vệ tinh chỉ có ăngten, hai ngôi nhà và cỏ trồng bốn phía. Phần lớn tín hiệu lấy từ vệ tinh cung cấp cho các dịch vụ từ điện thoại đến truyền hình trên cả nước đều qua trạm này nên nếu ở đây có bất cứ sự cố nào, thông tin trên cả nước rất có thể sẽ bị ngưng trệ.


"Phòng lái" vệ tinh


Tại "bộ não mặt đất của Vinasat 1", cảm giác đầu tiên là? vắng lặng. Không giống như mường tượng của nhiều người, để điều khiển Vinasat 1 chỉ cần khoảng 10 kỹ sư trực tiếp điều khiển và 10 kỹ thuật viên phân tích. Vì vậy, cả tòa nhà hai tầng đồ sộ thiết kế để điều khiển vệ tinh chỉ có tầm 30 người. Những nhân viên đặc biệt này ra vô đều có thẻ từ, được cánh cửa tự động cho phép ra vào.


Phòng trực tiếp điều khiển Vinasat 1 được bảo vệ theo nguyên tắc bất khả xâm phạm, bởi "thông số vệ tinh chuyển về không lúc nào ngưng nghỉ?. "10g30, Vinasat 1 đang bay với tốc độ khoảng 3km/giây, đúng quĩ đạo định sẵn, ổn định ở 132 độ đông nhưng hơi chệch khoảng 0,02 độ nên dự kiến 11g tối nay chúng tôi sẽ điều chỉnh lại" - Hoàng Phúc Thắng, trưởng Trạm Điều khiển và khai thác vệ tinh Vinasat 1, thông báo và giải thích: do sức hút của Mặt trăng, Mặt trời nên vệ tinh có xu hướng chệch khỏi vị trí định sẵn.


"Nhiệm vụ của chúng tôi như những người lái xe, vệ tinh hoạt động ra sao, bay theo quĩ đạo thế nào, giám sát các phân hệ hoạt động... đều thuộc thẩm quyền ở đây. Không chỉ đảm bảo vệ tinh hoạt động bình thường, nơi "canh giữ Vinasat 1" còn phải tuân thủ tiêu chí rất nghiêm ngặt: không cho vệ tinh dịch chuyển quá 0,05 độ so với tọa độ 132 độ đông đã định".


Cũng theo anh Thắng, về lý thuyết vệ tinh luôn có thể được điều khiển dù đã lệch quá giới hạn trên. Nhưng nếu để tình huống đó xảy ra, chất lượng truyền tín hiệu sẽ giảm và tuổi thọ vệ tinh cũng giảm đi. Do nhiên liệu phục vụ việc đẩy, điều chỉnh vị trí vệ tinh đã được nạp sẵn từ mặt đất, không thể tiếp tế nên để vệ tinh "vọt" ra ngoài ngưỡng 0,05 độ sẽ khiến việc điều chỉnh lại vị trí cũ tiêu hao nhiều năng lượng hơn, đồng nghĩa với mất khả năng điều khiển vệ tinh sớm hơn dự định. Theo anh Hoàng Phúc Thắng, đây chính là sức ép lớn nhất đối với đội ngũ kỹ sư điều khiển ở "nhà vuông Vinasat 1".


Bí mật phòng điều khiển


http://vitinfo.com.vn/anh/2008/6/4/CDocumentsandSettingsAdministratorMyDocumentsMyPic turestn_kh46811.JPG

Bộ não mặt đất của Vinasat 1 - Ảnh: C.V.K.


Căn phòng đèn không bao giờ tắt này rộng chỉ khoảng 100m2 và... rất đơn giản, chỉ có vài máy tính như ở bất cứ cơ quan nào khác. Căn phòng lớn được chia thành ba phòng nhỏ, quan trọng nhất là phòng điều khiển trực tiếp thời gian thực với ba máy tính không được phép nối mạng Internet mà nối trực tiếp với chảo thu phát tín hiệu vệ tinh. Lúc nào cũng phải có ba kỹ sư và một cán bộ lãnh đạo trực ba máy tính này để điều khiển hoặc nhận số liệu từ vệ tinh chuyển xuống gồm rất nhiều thông số phức tạp, trong đó có thông số về vị trí.


Những thông số này sẽ được chuyển qua phòng thứ hai, đó là phòng phân tích quĩ đạo. Phòng này sẽ phân tích các số liệu nhận được để đưa ra kết luận về vị trí, khoảng cách và tình trạng vệ tinh. Tất cả để cuối cùng đưa ra các "gói giải pháp" phù hợp. Có giải pháp trên cơ sở phân tích rồi, các kỹ sư điều khiển phải sang phòng thứ ba là phòng mô phỏng.


Thiết bị trong căn phòng này cho phép mô phỏng như thật những phản ứng của vệ tinh với các "gói giải pháp" được mặt đất đưa ra. Nếu phản ứng mô phỏng đạt, lệnh mới được quay trở lại phòng điều khiển trực tiếp để truyền lên vệ tinh. "Một qui trình liên hoàn, chặt chẽ, khép kín và không được phép có sai sót" - kỹ sư Bùi Quang Hưng, người vừa hết ca điều khiển vệ tinh trực tiếp, giải thích.


"Pip" - âm thanh cảnh báo thi thoảng vang lên tại phòng điều khiển giờ không còn khiến các kỹ thuật viên giật mình nữa. Ngay khi có số liệu quan trọng, phần mềm chuyên biệt điều khiển vệ tinh sẽ phát âm thanh cảnh báo. "Sau một cảnh báo, Trạm Điều khiển và khai thác vệ tinh gửi lệnh điều khiển vệ tinh trở lại đúng tâm của tọa độ 132 độ đông, mọi việc diễn ra tốt đẹp" - kỹ thuật viên thế hệ 7X Bùi Quốc Hưng nói. Theo Hưng, thời gian điều khiển cho vệ tinh về vị trí bình thường chỉ khoảng 10 phút, nếu sau thời gian đó chưa xong thì phải báo cáo người có trách nhiệm tập trung quyết định. Hiện còn năm chuyên gia nước ngoài trợ giúp các kỹ thuật viên VN trong việc điều khiển vệ tinh nhưng họ chỉ giữ vai trò cố vấn, các lệnh điều khiển đều do phía VN quyết định.


"Hầu hết cán bộ làm điều khiển vệ tinh đều còn trẻ, nhiều tuổi nhất sinh năm 1973, ít nhất mới 23 tuổi" - trưởng trạm Hoàng Phúc Thắng cho biết. Những cán bộ trẻ này đều đến đây từ "lò? Đại học Bách khoa và Học viện Kỹ thuật quân sự. Dù trẻ nhưng Phạm Tiến Tuấn, người trẻ nhất trạm điều khiển, cho biết ai ít nhất cũng phải qua bảy khóa huấn luyện cả trong và ngoài nước. Nên dù hiện tại chưa xảy ra sự cố nào song nếu sự cố xảy ra "chắc chắn Vinasat 1 vẫn trong tầm kiểm soát và hoạt động tốt".


21g50 giờ Việt Nam (tức 15g50 giờ GMT) ngày 22-5-2008, Trung tâm Viễn thông quốc tế khu vực I tại Hà Nội đã truyền tín hiệu chuẩn (băng hình và tiếng mẫu) trên các kênh K1, K3, K6, K7, K9, K12 lên vệ tinh, tương ứng các bộ phát đáp trên băng tần Ku của Vinasat 1. Phổ tín hiệu trên các màn hình theo dõi cho thấy sóng mang sạch (tín hiệu truyền phát không tải) và sóng mang điều chế (tín hiệu truyền phát có dữ liệu) đều đạt chuẩn. Các thông số quan trọng này đã đồng thời thể hiện trên màn hình theo dõi của Lockheed Martin và của trạm điều khiển và khai thác vệ tinh Vinasat 1 tại Quế Dương. Thông số này đã được gửi đến Liên minh Viễn thông thế giới chứng minh VN đã đưa Vinasat 1 vào hoạt động, sử dụng trước ngày 23-5-2008 theo đúng yêu cầu của tổ chức này.


http://vitinfo.com.vn/images/nxp3.gifhttp://vitinfo.com.vn/images/Earth-1.gif
GHI NHẬN TỪNG HƠI THỞ DÂN TỘC

* Bài gửi của rock_je tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com