PDA

View Full Version : Bầu trời trong tuần: Tuần từ 21/2/2010 đến 27/2/2010


eubia
28-08-2012, 09:13 AM
Bầu trời trong tuần: Tuần từ 21/2/2010 đến 27/2/2010

Chủ nhật, ngày 21/2: Trăng bán nguyệt (Chính xác lúc 18:42)

Thứ 2, ngày 22/2: Một chiếc kính viễn vọng nhỏ sẽ giúp bạn quan sát thấy Titan, vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ. Một chiếc kính viễn vọng đường kính 6 inch sẽ cho thấy màu da cam của bầu khí quyển Sao Thổ.

Thứ 3, ngày 23/2: Tại thời điểm này, Orion đang ở vị trí cao nhất của mình trên bầu trời sau hoàng hôn. Ngôi sao bên trái phần đầu Orion rực sáng, màu đỏ cam có tên là Betelgues. Ngôi sao này là một đỉnh của Tam giác mùa đông (một tam giác gần đều) cùng với 2 ngôi sao sáng khác là Procyon và Sirius.

Thứ 4, ngày 24/2: Castor và Pollux nằm ngay bên trái Mặt Trăng suốt buổi tối.

Hãy đón xem Mặt trăng lưỡi liềm đi ngang qua Castor và Pollux, rồi Sao Hỏa, rồi Regulus.

http://media.skyandtelescope.com/images/Webvic10_Feb26ni_556px.jpg

Thứ 5, ngày 25/2: "Ngôi sao" rực sáng màu lửa gần Mặt trăng lưỡi liềm đêm nay là Sao Hỏa, một hành tinh của Hệ Mặt trời. Một kính viễn vọng sẽ cho thấy Sao Hỏa cũng đang bị "ăn khuyết"; nó hiện tại đã gần một tháng đi qua vị trí đối lập (Sao Hỏa, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên 1 đường thẳng).

Thứ 6, ngày 26/2: Mặt Trăng, Sao Hỏa, Pollus, và Castor xếp thành một hàng vào tối này.

Thứ 7, ngày 27/2: Ngôi sao nằm cạnh Mặt Trăng đêm nay chính là Regulus.


Các hành tinh và thiên thể trong tuần:

Sao Thủy biến mất trong ánh sáng mặt trời.

Sao Kim (độ sáng biểu kiến -3.9) hiếm khi xuất hiện rõ sau hoàng hôn. Bạn hãy cố gắng tìm nó ngay trên đường chân trời phía tây - tây nam khoảng 20 phút sau khi mặt trời lặn. Một chiếc ống nhòm sẽ rất có ích cho bạn.

Sao Hỏa, vẫn sáng với độ sáng biểu kiến là -0.8, lên cao trên bầu trời phía đông lúc hoàng hôn và ở vị trí cao nhất lúc 10 giờ tối. Sao Hỏa đang ở vị trí của chòm Cự Giải, bên dưới Pollux và Castor.

Nhìn qua kính viễn vọng, Sao Hỏa tuần này đã nhỏ hơn một chút với bề rộng giảm từ 13 xuống con 12.4 Arcsecond. Vùng cực bắc Sao Hỏa đã sáng trở lại, nhưng vùng cực bắc này sẽ thu hẹp lại trong mùa xuân đang đến với bán cầu bắc vài tuần tới.

http://media.skyandtelescope.com/images/Mars-by-Don_2010-02-12_341.jpg
Vùng cực bắc của Sao Hỏa (phía dưới) đã sáng trở lại, và những đám mây xuất hiện ở phía đông, tây, và rìa phía nam. Bức ảnh chụp bởi Don Parker (Coral Gables, Florida) vào tối 11 tháng hai (lúc 3:25 ngày 12 tháng hai theo giờ UTC). Parker sử dụng kính thiên văn phản xạ Newton 16 inch và camera Skynyx 2-0.


Sao Mộc khuất sau ánh sáng rực rỡ của Mặt Trời.

Sao Thổ (Độ sáng biểu kiến +6, phía tây chòm Xử Nữ - Virgo) mọc ở phía đông lúc 8 giờ tối, và sẽ ở vị trí cao nhất về phía nam lúc 1 - 2 giờ sáng. Quan sát qua kính viễn vọng, vành đai Sao Thổ nghiêng chỉ 4,1° theo bề dọc và nó sẽ còn thu hẹp lại trong tháng tới.

Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng khuất phía sau Mặt Trời.

Sao Diêm Vương xuất hiện thấp về phía đông nam trước bình minh.

Phan Thanh Hiền (Theo Sky & Telescope)

dongthanhqn
28-08-2012, 09:14 AM
ngày 23/2 mà ko có chòm Song Ngư ah!?^^!....................

watermandanang
28-08-2012, 09:14 AM
Vào thời điểm này, khoảng hơn 19h00 là chòm song ngư đang lặn xuống nhưng vẫn còn thấy được chổ nối 2 con cá và 1 con phía trên.

tanphuoc
28-08-2012, 09:14 AM
Song Ngư chiêm tinh và Song Ngư thiên văn ko giống nhau về thời gian, khoảng thời gian thường được mở ngoặc bên cạnh các cung hoàng đạo là số liệu cách đây 2000 năm, bây giờ khác rồi

kim-ef
28-08-2012, 09:14 AM
sorry ko thấy nút sửa bài nên đành phải post 2 lần :D

- Để biết khác thế nào thì xem 2 hình sau:
http://i7.photobucket.com/albums/y280/bonxau/linhtinh/cunghoangdao/hd1.jpg
http://i7.photobucket.com/albums/y280/bonxau/linhtinh/cunghoangdao/hd2.jpg

- Khoảng thời gian đó là lúc mặt trời đi qua chòm sao hoàng đạo nên khi mặt trời lặn thì nó cũng đi theo. Bạn nào muốn xem cung hoàng đạo của mình thì trừ đi khoảng 3-4 tháng, ví dụ: mình sinh ngày 9/6 tức thuộc cung Song Tử và muốn xem Song tử thì chỉ cần ngẩng mặt lên trời vào khoảng tháng 1->3 là thấy ngay