vinatex
27-08-2012, 03:41 PM
Cần người có khả năng & có thời gian dịch lịch thiên văn năm 2012.
Link ở đây nè : http://www.seasky.org/astronomy/astronomy-calendar-2012.html
eubia
27-08-2012, 03:41 PM
Các sự kiện thiên văn học nổi bật năm 2012
Ngày 03 - 04/01/2012: Cực điểm mưa sao băng Quadrantids. Quadrantids là trận mưa sao băng ở mức trung bình khá, với mật độ khoảng 40 sao băng trên 1 giờ. Cực điểm của trận mưa sao băng này thường vào ngày 03 - 04, nhưng một số sao băng đã có thể nhìn thấy được trong khoảng từ ngày 01 đến ngày 05. Trăng bán nguyệt đầu tháng mọc ngay sau nửa đêm sẽ khiến cho việc quan sát gặp đôi chút khó khăn. Quan sát tốt nhất ở các vùng tối trên bầu trời sau nửa đêm, ở hướng chòm sao Mục Phu (Bootes).
Ngày 09/01/2012: Trăng tròn. Mặt trăng sẽ nằm ở hướng đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ đầy đặn hướng về phía Trái Đất. Trăng tròn lúc 07:30 UTC.
Ngày 23/01/2012: Trăng non. Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, và từ Trái Đất sẽ không nhìn thấy được bề mặt phản chiếu ánh sáng của nó. Trăng non lúc 07:39 UTC.
Ngày 07/02/2012: Trăng tròn. Mặt trăng sẽ nằm ở hướng đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ đầy đặn hướng về phía Trái Đất. Trăng tròn lúc 21:54 UTC.
Từ ngày 20/02/2012 đến 12/03/2012: Cơ hội tốt nhất để quan sát Sao Thủy. Hành tinh này sẽ ở vị trí đủ xa so với Mặt Trời để có thể nhìn thấy chóng vánh ngay trước khi Mặt Trời lặn. Sao Thủy sẽ hiện diện lâu nhất vào ngày 05/03, với độ sáng biểu kiến lên đến -1. Đây sẽ là cơ hội tốt nhất để nhìn thấy hành tinh này trong năm nay.
Ngày 21/02/2012: Trăng non. Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, và từ Trái Đất sẽ không nhìn thấy được bề mặt phản chiếu ánh sáng của nó. Trăng non lúc 22:35 UTC.
Ngày 03/03/2012: Sao Hỏa ở vị trí đối lập. Hành tinh đỏ sẽ ở vị trí gần trái đất nhất, theo hướng đối diện với Mặt Trời. Bề mặt của hành tinh này sẽ hướng về phía trái đất một cách trọn vẹn. Đây là thời gian tốt nhất để chụp hình Sao Hỏa.
Ngày 08/03/2011: Trăng tròn. Mặt trăng sẽ nằm ở hướng đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ đầy đặn hướng về phía Trái Đất. Trăng tròn lúc 09:39 UTC.
Ngày 14/03/2012: Giao hội giữa Sao Kim và Sao Mộc. Hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời đêm này sẽ chỉ cách nhau 3 độ. Vào ngày 25 và 26/03, Trăng lưỡi liềm xuất hiện gần hai hành tinh, tạo nên một màn trình diễn tuyệt vời.
Ngày 20/03/2012: Xuân phân. Xuân phân sẽ diễn ra lúc 05:14 UTC. Mặt trời sẽ chiếu chính xác ngay trên đường xích đạo và khoảng thời gian ngày và đêm là bằng nhau trên khắp thế giới. Đây cũng là ngày đầu tiên của mùa xuân. ở bán cầu bắc, và là ngày đầu tiên của mùa thu ở bán cầu nam.
Ngày 22/03/2012: Trăng non. Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, và từ Trái Đất sẽ không nhìn thấy được bề mặt phản chiếu ánh sáng của nó. Trăng non lúc 14:37 UTC.
Ngày 06/04/2012: Trăng tròn. Mặt trăng sẽ nằm ở hướng đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ đầy đặn hướng về phía Trái Đất. Trăng tròn lúc 19:19 UTC.
Ngày 15/04/2012: Sao Thổ ở vị trí đối lập. Hành tinh với vòng vành đai đặc trưng này sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ đầy đặn hướng về phía Mặt Trời. Đây là thời gian tốt nhất để chụo hình Sao Thổ và các mặt trăng của nó.
Ngày 21/04/2012: Trăng non. Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, và từ Trái Đất sẽ không nhìn thấy được bề mặt phản chiếu ánh sáng của nó. Trăng non lúc 17:18 UTC.
Ngày 21 - 22/04/2012: Mưa sao băng Lyrids. Lyrids là một trận mưa sao băng trung bình với khoảng 20 sao băng trên một giờ tại cực điểm. Các sao băng Lyrids thường để lại vệt đuôi sáng kéo dài đến vài giây. Cực điểm mưa sao băng Lyrids thường diễn ra vào ngày 21 - 22/04/2012. Mặc dù vậy, trong khoảng thời gian từ 16 đến 25/04/2012 đã có thể nhìn thấy các sao băng Lyrids. Hãy hướng mắt về phía chòm sao Thiên Cầm (Lyra) sau nửa đêm.
Ngày 28/04/2012: Ngày Thiên văn học lần 1. Ngày Thiên văn học là một sự kiện diễn ra hằng năm nhằm mang lại một phương tiện tương tác giữa công chúng và những người đam mê thiên văn học, giữa các nhóm không chuyên, bán chuyên và các chuyên gia. Chủ đề của Ngày thiên văn học là "mang thiên văn học đến với cộng đồng", và trong ngày này, các câu lạc bộ và các tổ chức thiên văn trên khắp thế giới sẽ có kế hoạch tổ chức những sự kiện đặc biệt. Bạn có thể tìm đến các sự kiện đặc biệt tại địa phương bằng cách liên hệ với các câu lạc bộ thiên văn hoặc các nhà chiếu hình vũ trụ. bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn về Ngày thiên văn học tại website của Liên Đoàn Thiên văn học: www.astronomyleague.org
Ngày 05 - 06/05/2012: Mưa sao băng Eta Aquarids. Eta Aquarids là một màn trình diễn rực rỡ, với tần suất khoảng 10 ngôi trên một giờ tại cực điểm. Cực điểm của trận mưa sao băng này diễn ra vào ngày 05 - 06/05/2012, mặc dù vậy, trong khoảng từ ngày 04/05 đến ngày 07/05/2012 bạn đã có thể nhìn thấy sao băng Eta Aquarids. Trăng tròn sẽ có thể làm hỏng bữa tiệc quan sát sao băng của bạn, nó sẽ lấn át tất cả trừ những ngôi sao băng sáng chói. Hãy hướng mắt về phía cchomf sao Bảo Bình sau nửa đêm.
Ngày 06/05/2012: Trăng tròn. Mặt trăng sẽ nằm ở hướng đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ đầy đặn hướng về phía Trái Đất. Trăng tròn lúc 19:19 UTC.
Ngày 20/05/2012: Trăng non. Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, và từ Trái Đất sẽ không nhìn thấy được bề mặt phản chiếu ánh sáng của nó. Trăng non lúc 23:47 UTC.
Ngày 20/05/2012: Nhật thực hình khuyên. Bóng của Mặt Trời sẽ bắt đầu ở miền nam Trung Quốc và di chuyển dần về phía đông qua Nhật Bản, băng qua Bắc Thái Bình Dương và đi vào miền tây nước Mỹ. Khu vực nhìn thấy nhật thực một phần bao gồm một phần Đông Á và phần lớn Bắc Mỹ. Chi tiết về nhật thực xem tại: http://eclipse.gsfc.nasa.gov/SEplot/SEplot2001/SE2012May20A.GIF
Việt Nam không quan sát được Nhật Thực lần này.
Ngày 04/06/2012: Trăng tròn. Mặt trăng sẽ nằm ở hướng đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ đầy đặn hướng về phía Trái Đất. Trăng tròn lúc 11:12 UTC.
Ngày 04/06/2012: Nguyệt thực một phần. Nguyệt thực một phần sẽ quan sát được tại phần lớn Châu Á, Châu Úc, Thái Bình Dương và phần lớn Châu Mỹ. Xem chi tiết Nguyệt thực một phần tại địa chỉ: http://eclipse.gsfc.nasa.gov/SEplot/SEplot2001/SE2012May20A.GIF
Việt Nam quan sát được Nguyệt thực lần này lúc 18h20 khi Mặt Trăng vừa mọc ở hướng Đông, và kết thúc lúc 19h.
Ngày 05 - 06/06/2012: Sao Kim đi ngang qua Mặt Trời. Sự kiện vô cùng hiếm này sẽ được nhìn thấy ở phần lớn Đông Á, Đông Úc và Alaska. Châu Âu, Tây Á và Đông Phi cũng có thể nhìn thấy được sự kiện này lúc Mặt Trời vừa mọc. Sự kiện này sẽ tái diễn vào năm 2117. Xem chi tiết sự kiện này tại: http://eclipse.gsfc.nasa.gov/transit/venus/Map2012-2.GIF
Việt Nam sẽ quan sát được sự kiện này vào sáng ngày 06/06/2012, bắt đầu lúc 5h20 khi mặt Trời vừa mọc, và kết thúc lúc 11h40.
Ngày 19/06/2012: Trăng non. Mặt Trăng nằm ở giữa Trái Đất và Mặt Trời, và từ Trái Đất sẽ không nhìn thấy được bề mặt phản chiếu ánh sáng của nó. Trăng non lúc 15:02 UTC.
Ngày 20/06/2012: Hạ chí. Hạ chí diễn ra vào lúc 23:09 UTC. Cực Bắc của Trái Đất sẽ hướng về phía Mặt Trời. Đây cũng là ngày đầu tiên của mùa hè tại bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa đông tại nam bán cầu.
(Còn nữa...)
hanoi-evc
27-08-2012, 03:41 PM
Còn 21/12/2012 thế nào ta ko biết có không nữa :c3::c3::c3:
duyenhai01
27-08-2012, 03:41 PM
Ngày đó những hành tinh trong Hệ Mặt trời thẳng hàng <theo cách nhìn biểu kiến từ Trái Đất>. Chỉ thế thôi, không có ngày tận thế gì cả ;)
eubia
27-08-2012, 03:41 PM
cứ đợi thì biết thôi. nhưng "ngày tận thế" của mấy ông maya bị bác bỏ rùi. đó là thời điểm kết thúc 1 giai đoạn của nhân loại...
vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.