PDA

View Full Version : Bức xạ vũ trụ đạt tới mức kỉ lục


truongthanhthuduc
27-08-2012, 03:33 PM
Giống như một chiến thuyền bị trúng đạn oanh tạc, những lá chắn tự nhiên của hệ mặt trời hiện đang chao đảo trước một đợt lũ tia vũ trụ. Sự bơ phờ gần đây của mặt trời mang lại hàm lượng bức xạ cao kỉ lục gây nguy hại cho con người lẫn các sứ mệnh rô-bôt trong không gian.

Tia vũ trụ có nguồn gốc thiên hà đang làm tăng tốc các hạt tích điện, trong đó có các proton và các hạt nhân nguyên tử nặng hơn thế. Chúng đến từ bên ngoài của hệ mặt trời, mặc dù nguồn gốc chính xác của chúng vẫn còn đang gây tranh cãi.

Các cư dân Trái đất được bảo vệ khỏi tia vũ trụ bởi từ trường và khí quyển của hành tinh. Nhưng bên ngoài tầm bảo vệ của Trái đất, tia vũ trụ có thể tàn phá các thiết bị điện tử trên phi thuyền vũ trụ - chúng có thể là nguyên nhân gây ra một số trục trặc máy tính mới đây trên phi thuyền Kepler của NASA, làm tạm thời gián đoạn các quan trắc săn lùng hành tinh của nó. Chúng cũng có thể tàn phá ADN của nhà du hành vũ trụ, cái có thể dẫn tới ung thư.

Hiện nay, luồng tia vũ trụ có nguồn gốc thiên hà đi vào hệ mặt trời của chúng ta đã đạt tới mức cao kỉ lục. Các phép đo do tàu Advanced Composition Explorer (ACE) của NASA thực hiện cho thấy hàm lượng tia vũ trụ cao hơn 19% so với bất kì mức nào trước đây kể từ chuyến bay vũ trụ đầu tiên bắt đầu cách nay đã nửa thế kỉ.

Cực tiểu hoạt động mặt trời

?Kỉ nguyên chinh phục vũ trụ trước nay đã trải qua một thời gian hoạt động tia vũ trụ tương đối thấp?, theo lời Richard Mewaldt ở Caltech, người là thành viên của đội ACE. ?Có lẽ chúng ta đang trở lại với mức độ tiêu biểu của những thế kỉ trước?.

Từ trường của mặt trời thường chặn bớt một số tia vũ trụ, ngăn cản chúng đi vào hệ mặt trời. Nhưng sự bảo đó vệ đó đã yếu dần. Gió mặt trời, đối tượng hỗ trợ phóng từ trường của mặt trời ra không gian bên ngoài, đã giảm áp suất xuống mức thấp năm 50. Và cường độ của từ trường trong không gian liên hành tinh giảm xuống chỉ còn 4 nano Tesla, so với mức tiêu biểu 6 đến 8 nano Tesla.

Sự yếu đi gần đây của lá chắn mặt trời là do các chu kì hoạt động mặt trời. Mặt trời đang ở trong một giai đoạn cực tiểu trong chu kì hoạt động từ tính 11 năm của nó, và sự lu mờ đặc biệt này sâu sắc hơn bất cứ chu kì nào từng được quan sát trong gần một thế kỉ nay.

Củng cố lá chắn an toàn

Có lẽ đó là một dấu hiệu cho thấy mặt trời đã hoạt động bất thường trong 100 năm qua, hoặc nó đang trở lại với tiêu chuẩn lịch sử hoạt động yếu hơn, hoặc là nó đang đi vào cái gọi là cực tiểu lớn của kì hoạt động yếu ngoại lệ có thể kéo dài hàng thế kỉ.

Các nhà khoa học có thể suy luận ra các biến thiên hoạt động từ tính của mặt trời trong 10.000 năm qua từ sự phong phú của các đồng vị hiếm trong lõi băng Greenland.

Nếu sự gia tăng cường độ tia vũ trụ tiếp tục kéo dài, thì nó có thể khiến cho các sứ mệnh dài ngày của con người trong không gian gặp nhiều thách thức hơn. Các nhà du hành trên Trạm Không gian quốc tế vẫn ở đủ gần để được từ trường của Trái đất bảo vệ, nhưng những sứ mệnh tương lai gửi người lên mặt trăng hay xa hơn nữa sẽ đi ra ngoài từ trường đó.

?Sự gia tăng cường độ tia vũ trụ là đáng kể, và nó có thể có nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ lại xem các nhà du hành vũ trụ phải được che chắn bức xạ cỡ nào trong những sứ mệnh vũ trụ xa xôi?, Mewaldt nói.

Giảm thời gian hoạt động

Nếu có một sự gia tăng cường độ lâu dài, thì cũng có nghĩa là phải thiết kế những sứ mệnh rô-bôt tương lai kháng được bức xạ mạnh hơn, theo lời Roger Hunter thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA ở Moffett Field, California, người điều hành sứ mệnh Kepler săn lùng hành tinh của NASA.

Không rõ là các trục trặc máy tính nhất thời của tàu Kepler có phải do tia vũ trụ gây ra hay không, ông nói. Nhưng phi thuyền ấy được thiết kế để có thể hồi phục từ những sự kiện như thế, nó tự triển khai sang một mode an toàn trong khi những người điều khiển sứ mệnh tìm cách khôi phục nó trở lại hoạt động bình thường, ông bổ sung thêm.

?Mối quan tâm duy nhất của chúng ta là chúng ta có thấy nhiều sự kiện hơn do tia vũ trụ tăng cường độ hay không?, ông nói. Kể từ khi phóng lên hồi tháng 3, tàu Kepler đã mất 3,5 ngày trong quỹ thời gian quan sát do các trục trặc đưa nó vào chế độ safe mode. Tuy nhiên, đội điều hành sứ mệnh Kepler luôn luôn có kế hoạch cho những ngày trục trặc thỉnh thoảng xuất hiện, và tần suất trục trặc cỡ 12 ngày mỗi năm là có thể chấp nhận được.

tanphuco
27-08-2012, 03:33 PM
Bạn bổ sung nguồn bài viết này vào nha, các bài viết trên diễn đàn nếu copy từ nơi khác thì cần phải ghi rõ nguồn đã dẫn, còn nếu bài bạn tự viết thì có thể viết tên bạn ngay dưới bài viết. Chào mừng tham gia vào diễn đàn PAC