PDA

View Full Version : Đo khoảng cách bằng cách tính toán Thị sai (parallax) là gì?


tanbaolong2003
27-08-2012, 09:51 AM
Làm thế nào để con người có thể xác định được khoảng cách đến các hành tinh và các sao?
Hôm qua đã có người hỏi mình câu này ^^. Các bạn chắc cũng đã từng nghe phương pháp tính toán thị sai để xác định khoảng cách các thiên thể với trái đất. Vậy:
- Thị sai là gì?
- Làm thế nào để xác định khoảng cách bằng phương pháp tính toán thị sai?
Cùng nhau thảo luận nhé ^^

pjhuyenhanh
27-08-2012, 09:51 AM
Theo WIKIPEDIA:D :

Thị sai, tiếng Hy Lạp: παραλλαγή nghĩa là sự thay đổi, là góc giữa hai đường thẳng đi qua hai điểm trong không gian đến vật thể được quan sát. Thị sai còn được dùng để định nghĩa sự thay đổi vị trí biểu kiến của một điểm trên một nền quan sát, khi nó được quan sát từ hai vị trí khác nhau. Vật thể càng xa vị trí quan sát, thì thị sai càng nhỏ.
Một ví dụ đơn giản về thị sai là việc quan sát vật thể đặt gần mắt người và được quan sát lần lượt bằng mắt trái hoặc mắt phải. Khi đó ảnh của vật thể sẽ chuyển dời biểu kiến so với nền quan sát. Vật thể đặt càng gần mắt thì chuyển dịch biểu kiến càng lớn.

Thị sai trong thiên văn học là góc giữa hai hướng đi qua hai vị trí khác nhau đến thiên thể được quan sát. Khoảng cách của các vật thể trong vũ trụ và cả trên bề mặt Trái Đất được tính toán bằng cách xác định thị sai, vì thế thị sai trong thiên văn học thường được hiểu là khoảng cách.
Thị sai xuất hiện từ thay đổi vị trí biểu kiến của vật thể trên thiên cầu, được gây ra do sự thay đổi điểm gốc của hệ tọa độ gắn với người quan sát. Vị trí tức thời của một thiên thể là hình chiếu của thiên thể đó trên thiên cầu, theo tia chiếu đi qua vị trí người quan sát. Hình chiếu này phụ thuộc vào vị trí của người quan sát, vì từ các vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất hay trong không gian, thiên thể được chiếu vào nhiều hướng khác nhau.
Sự thay đổi vị trí quan sát đối với thiên thể được quan sát là kết quả của chuyển động xoay của Trái Đất quanh trục của mình, chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Hệ Mặt Trời trong không gian. Những chuyển động tự nhiên này tạo ra khoảng cách giữa hai vị trí quan sát. Khi khoảng cách này càng lớn, thị sai càng lớn, ứng với khả năng xác định khoảng cách của thiên thể càng cao. Khoảng cách xa nhất có thể xác định bằng đo đạt thị sai từ mặt đất, ứng với 0,01" nhờ phương pháp đo thị sai năm[1].
Thị sai ngày
Định nghĩa
Thị sai ngày, còn gọi là thị sai địa tâm, là thay đổi vị trí của thiên thể trên thiên cầu, quan sát từ bề mặt Trái Đất đối với vị trí của nó nếu được quan sát từ tâm Trái Đất. Thị sai ngày của các thiên thể trong Hệ Mặt Trời bị thay đổi do chuyển động xoay của Trái Đất quanh trục của mình, từ các giá trị nhỏ nhất tại kinh tuyến trời đến giá trị lớn nhất tại chân trời. Giá trị thị sai chân trời lớn nhất này bằng góc (P), , trong đó: R là bán kính của Trái Đất, r là khoảng cách từ thiên thể đến tâm Trái Đất. Trong trường hợp R là bán kính xích đạo của Trái Đất, thị sai này gọi là thị sai chân trời xích đạo.
Thị sai của Mặt Trời
Giá trị thị sai Mặt Trời bằng 8,794′′, là góc nhìn bán kính Trái Đất từ Mặt Trời. Việc xác định khoảng cách 1 AU, tức khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất, tương ứng với việc xác định thị sai xích đạo của Mặt Trời. Thị sai này không thể xác định trực tiếp, mà chỉ có thể thực hiện gián tiếp bằng tính toán lượng giác nhờ các hành tinh nhỏ như Eros, Amor, khi chúng tiến gần đến Trái Đất, hoặc thông qua Mặt Trăng hay bằng phương pháp phản xạ sóng vô tuyến từ Sao Kim.
hơi dài mọi người cố gắng đọc nha :c36:

keithng
27-08-2012, 09:51 AM
HIều đơn giản thì như thế này: giống như việc ta ngồi trên một chiếc xe hơi đang chạy, khi ta nhìn ra cửa sổ ta sẽ thấy những cái cây ở bên đường chuyển động ngang qua mắt mình rất nhanh, con bò đang gặm cỏ ở đằng xa chuyển động chậm hơn, và những ngọn núi ở xa tít thì dường như chuyển động rất chậm. Mối tương quan này cho phép ta ước lượng được khoảng cách !

Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo của mình giống như một chiếc xe hơi đang chạy, bầu trời đêm như cửa sổ và những hành tinh ở gần thì chuyển động ngang qua bầu trời nhanh hơn, những ngôi sao xa tít thò lò thì dường như chẳng chuyển động^^

Nôm na là như rứa :D

manhhatuna
27-08-2012, 09:51 AM
her, chủ đề hay ri mà không ai trả lời hết hè :D, nào, tiếp tục đi mọi người ^^

thanhbvp
27-08-2012, 09:51 AM
Chủ thớt gợi ý thêm một vài thông tin nữa đi. Câu trả lời thì anh với ku Ken cũng đã trả lời rồi đấy :D

bsff20
27-08-2012, 09:51 AM
he, trả lời mơ hồ vậy, thị sai dễ hiểu nhất khi thử đặt 1 ngón tay trước mặt, lần lượt nheo mắt bên phải, nheo mắt bên trái, ta sẽ thấy vị trí của ngon tay so với khung cảnh phía sau thay đổi. :D
Vế thứ 2 chưa ai trả lời kìa, làm thế nào để xác định khoảng cách bằng cách tính toán thị sai ^^ (Gợi ý: xét trái đất ở 2 vị trí giống 2 con mắt, sử dụng hệ thức lượng trong tam giác thôi)

benco_group
27-08-2012, 09:51 AM
vế thứ 2 hơi khó vì...........google ko thấy :D
để đi hoi mấy anh giỏi vật lý hơn mềnh đã :D

thanhlongcoltd
27-08-2012, 09:51 AM
hehe, động não xí, google có thì hỏi làm gì nữa, cái ni hồi trước cũng thắc mắc, xong chặp cũng ngộ ra được chân lý :D, nhiều cái hay mà mình không chịu khó để ý thôi, Nào, tiếp tục đi mọi người

myanco2003
27-08-2012, 09:51 AM
hé hé em cũng search ko ra :)):)) .

qtuanfashion
27-08-2012, 09:51 AM
cách con người có thể xác định được khoảng cách đến các hành tinh và các sao?
-Bằng phương pháp thị sai quang phổ (tức mối liên hệ giữa độ trưng và quang phổ) người ta
có thể xác định được khoảng cách đến các sao dựa vào cấp sao tuyệt đối của nó:
M = m + 5 - 5 Lgd
(Xem phần cấp sao tuyệt đối)
Từ năm 1912 nhà nữ thiên văn Mỹ Leavitt đã nhận thấy một số sao biến quang trong
chùm sao Cepheus (thiên vương) có chu kỳ biến quang tỷ lệ với cấp sao tuyệt đối : Chu kỳ
càng dài, cấp sao càng lớn. Như vậy dựa vào chu kỳ biến quang của sao biến quang loại này ( gọi là các sao Cepheid) người ta có thể tính được cấp sao tuyệt đối của chúng, từ đó
xác định được khoảng cách đến chúng (chu kỳ này rất dễ xác định bằng quang trắc thiên
văn).
- thị sai là ;
Tọa độ của các thiên thể trên thiên cầu xác định từ những điểm khác nhau trên Trái đất
là không giống nhau, và cũng không giống nếu ta nhìn từ tâm Trái đất đặc biệt là đối với
các thiên thể trong Mặt trời. Người ta đưa ra khái niệm thị sai để tính sự khác biệt đó.
- Làm thế nào để xác định khoảng cách bằng phương pháp tính toán thị sai?
a) Thị sai hàng ngày của thiên thể M:

http://i1111.photobucket.com/albums/h469/que0511gau/8-13-20114-15-24PM.png






Hình 42

Là góc giữa phương nhìn thiên thể từ một điểm (A) trên Trái đất và phương nhìn từ tâ
Trái đất :
pAMO =
Hay góc từ thiên thể nhìn bán kính Trái đất.
Khi thiên thể ở thiên đỉnh thì thị sai hàng ngày của nó bằng không : pz = 0
Khi thiên thể nằm trên đường chân trời thị sai có trị số lớn nhất và gọi là thị sai ch
trời : p0 với p0 = AM1O
Trong đó M1: thiên thể M khi ở trên đường chân trời.
b) Thị sai hàng năm :
Đối với các thiên thể ở ngoài hệ Mặt trời thì thị sai hàng ngày rất nhỏ. Người ta đưa ra
khái niệm thị sai hàng năm (π).
Thị sai hàng năm của thiên thể S là góc tưởng tượng từ thiên thể đó nhìn bán kính quĩ
đạo chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời: góc DST = π (nhưng ta tưởng Mặt trời xoay
quanh Trái đất)
http://i1111.photobucket.com/albums/h469/que0511gau/8-13-20114-20-03PM.png
sao chú lôi thấy anh trả lời vậy được chưa ;))