View Full Version : Màu đỏ đặc trưng của mặt trời, mặt trăng là do đâu?
lobimex
27-08-2012, 09:35 AM
này nhé...pro ko biết cái này...chỉ mới nảy ra ý tưởng hỏi mọi người vừa hồi tối khi ngắm trăng thôi
tại sao mặt trời cũng như mặt trăng thường đỏ rực khi mói mọc và cũng như khi bắt đầu lặn...???
:onion4::onion4::onion4::onion4::onion4:
tanthanhfurniture
27-08-2012, 09:35 AM
Thì chắc là tán xạ hay khúc xạ gì đó thôi. Hầu như hiện tượng quang nào ở trái đất mà chẳng dính tới tụi nó. Hồi xưa congchua có nhớ đọc đâu đó rồi nè, nhưng quên mất tiêu rồi :D
tai-viet
27-08-2012, 09:35 AM
Các sắc thái đỏ và cam chói của bầu trời khi Mặt Trời mọc hay Mặt Trời lặn chủ yếu là do sự tán xạ ánh sáng Mặt Trời của các hạt tro, bụi, các loại xon khí rắn và lỏng có trong khí quyển Trái Đất. Về mặt toán học, các sắc thái đỏ và cam được gia tăng này vào thời điểm Mặt Trời mọc hay Mặt Trời lặn có thể được giải thích bằng thuyết Mie hay xấp xỉ lưỡng cực rời rạc. Khi trong không khí tại tầng đối lưu không còn hay chỉ có ít các hạt nhỏ này, chẳng hạn sau các trận mưa dông lớn, thì phần màu đỏ còn lại và ít mãnh liệt hơn có thể được giải thích bằng tán xạ Rayleigh đối với ánh sáng Mặt Trời do các phân tử không khí. Màu sắc bầu trời khi Mặt Trời mọc nói chung ít mãnh liệt và ít chói gắt hơn so với màu sắc bầu trời khi Mặt Trời lặn, do nói chung trong không khí vào buổi sáng có ít các hạt nhỏ và xon khí hơn so với trong không khí buổi chiều. Không khí ban đêm thường cũng lạnh hơn và ít gió hơn, cho phép các hạt bụi và tro có thể ngưng đọng từ khí quyển xuống thấp hơn, làm giảm lượng hạt gây ra tán xạ Mie. Tán xạ Mie giảm xuống tương ứng với sự suy giảm lượng ánh sáng tán xạ đỏ và cam vào lúc Mặt Trời mọc. Tuy nhiên, cường độ màu khi Mặt Trời mọc có thể vượt trội so với cường độ màu khi Mặt Trời lặn nếu như xảy ra cháy rừng ban đêm, phun trào núi lửa, hoặc bão bụi ở phía đông của người quan sát. Một loạt các vụ phun trào núi lửa gần đây, chẳng hạn các vụ phun trào của núi Pinatubo năm 1991 và Krakatoa năm 1883, là đủ lớn để tạo ra các Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn đáng ghi nhớ trên toàn thế giới.
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Jamaica_sunrise.JPG
Ánh sáng từ Mặt Trời có thành phần bao gồm đủ các màu. Khi ánh sáng Mặt trời đi xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất sẽ bị khí quyển hấp thụ, chỉ còn bước sóng đỏ là bước sóng ánh sáng có khả năng đâm xuyên mạnh nhất đi qua. Đồng thời bầu khí quyển Trái Đất là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính và ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt Trăng. Do đó ta thấy Mặt Trăng có màu đỏ sẫm.
Tham khảo:
http://vi.wikipedia.org
Lục Giác Mùa Đông - Diễn đàn Vật Lý Sư Phạm.
http://www.vietastro.org/haac/index.php/kien-thuc/thien-van-pho-thong/479-nguyet-thuc.html
daithanhxk
27-08-2012, 09:35 AM
Hoàn toàn đồng ý với cách lý giải của anh rock_je. Hiện tượng Mặt trăng trở lên đỏ ối ở Nguyệt thực cũng tương tự. Ánh sáng Mặt trời sau trước khi bị phản chiếu bởi Mặt trăng đi qua lớp khí quyển của Trái đất theo phương gần như tiếp tuyến nên các ánh sáng có bước sóng ngắn hầu như bị hấp thụ hết, chỉ còn các ánh sáng đỏ và cam có thể xuyên qua, chiếu vào Mặt trăng. Ánh sáng phản xạ nhìn thấy từ Trái đất cho ta một Mặt trăng có màu đỏ đồng thau rất đẹp.
phuthi
27-08-2012, 09:35 AM
Có thể giải thích đơn giản hơn: do ánh sáng đỏ có bước sóng dài hơn (trong dải ánh sáng khả kiến) nên nó ít bị bẻ góc khi xuyên qua bầu khí quyển trái đất. Còn ánh sáng tím có bước sóng ngắn hơn nên dễ dàng tán xạ khi đi vào bầu khí quyển.
Buổi sáng sớm hay lúc hoàng hôn, ánh sáng Mặt Trời sẽ đi một quãng đường xuyên qua bầu khí quyển dài hơn so với buổi trưa ngay trên đỉnh đầu, nên khi ánh sáng Mặt Trời hay Mặt Trăng đến với mắt chúng ta thì ta chỉ còn thấy màu đỏ :D
Vấn đề này bác nào có học về Lăng Kính sẽ biết (hình như là phần Quang Hình sách Vật Lý lớp 12 thì phải)
vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.