sai-gon
27-08-2012, 09:33 AM
Chúng ta vẫn tin rằng sao Mộc đóng vai trò như một tấm lá chắn vũ trụ, có tác dụng lái những sao chổi hoặc thiên thạch không đi vào khu vực phía trong của hệ Mặt trời và đương nhiên việc đó có tác dụng bảo vệ Trái đất. Nay lòng tin này phải chịu một thử thách khi mà đã có những nghiên cứu đấu tiên đánh giá về hiểm hoạ va chạm vũ trụ đối với Trái đất bởi những nhóm thiên thể khác nhau, được thực hiện.
http://www.sciencedaily.com/images/2007/08/070824133636-large.jpg
Bị ''oanh tạc'' nặng nề (Credit: Copyright Julian Baum)
Ngày 24/8 tại Hội nghị khoa học về Hành tinh của châu Âu tại Potsdam, TS. Jonathan Homer, thuộc Đại học Mở của Anh (OU) đã trình bày một nghiên cứu về mối hiểm nguy do va chạm vũ trụ với những thiên thể thuộc nhóm Centaurs (một nhóm các sao chổi thuộc thế hệ trước của các sao chổi nhóm sao Mộc hay JFCs). Kết quả cho thấy rằng sự có mặt của những hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc ở vành ngoài của hệ Mặt trời không nhất thiết dẫn tới việc làm giảm xác suất va chạm vũ trụ của Trái đất.
Theo tiến sỹ Homer thì việc quan niệm rằng một hành tinh khổng lồ như sao Mộc đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự bắn phá từ vũ trụ đối với Trái đất mới chỉ được minh chứng bằng một nghiên cứu trước đây, và nghiên cứu đó lại chỉ đề cập tới những sao chổi có chu kỳ dài. Nhóm của ông đã nghiên cứu các nguy cơ đến từ các sao chổi có chu kỳ ngắn.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học OU của tiên sỹ Homer đã thiết lập một mô hình máy tính phỏng theo sự chuyển động của 100000 các sao chổi hoặc thiên thạch thuộc nhóm Centaurs bay xung quanh hệ Mặt trời trong suốt 10 triệu năm qua. Chương trình này được chạy 5 lần với các sự thay đổi của hành tinh sao Mộc là: lần thứ nhất với sao Mộc như thực tế, lần thứ 2 với sự không có sự hiện diện của sao Mộc, và các lần tiếp đó là với sao Mộc với khối lượng bằng 3/4 , 1/2 và 1/4 giá trị thực tế. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ảnh hưởng của sao Mộc tới tần suất va chạm vũ trụ trong hệ Mặt trời là tương đương với tình huống không có mặt hành tinh này. Tuy nhiên khi hành tinh giả thiết có khối lượng nằm ở giá trị trung gian (giữa có và không) thì Trái đất lại nhận một tỷ lệ va chạm vũ trụ cao hơn từ các thiên thể JFCs !!!.
Tiến sỹ Homer nói:" Chúng tôi nhận thấy rằng nếu một hành tinh cỡ sao Thổ hoặc lớn hơn đôi chút nằm ở vị trí của sao Mộc bây giờ thì số các va chạm vũ trụ mà Trái đất phải hứng chịu tăng lên. Tuy nhiên nếu ở đúng vị trí đó (vị trí sao Mộc) mà không có một hành tinh nào thì tỷ lệ va chạm vũ trụ lại không hề khác với tỷ lệ khi có sao Mộc hiện diện như trên thực tế. Sao Mộc đóng không vai trò một tấm lá chắn che chở cho các hành tinh bên trong. Có vẻ như là một mặt, sao Mộc đỡ cho chúng ta, nhưng mặt khác lại ''làm hại'' chúng ta và kết quả của sự giúp đỡ là bằng không"
Theo nghiên cứu trên thì nếu vị trí sao Mộc bị để trống, các thiên thạch dạng JFC sẽ không vị hướng vào quỹ đạo của Trái đất nên tỷ lệ va chạm sẽ thấp. Nếu có một hành tinh cỡ sao Thổ chiếm lĩnh vị trí đó thì nó vẫn sẽ hấp dẫn các thiên thạch lao vào quỹ đạo của Trái đất, nhưng khối lượng lại chưa đủ lớn để đẩy các thiến thạch đó ra khỏi hệ Mặt trời vĩnh viễn. Điều đó có nghĩa là xác suất các vật thể bay cắt ngang quỹ đạo của Trái đất sẽ tăng lên và đương nhiên tỷ lệ va chạm sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, một hành tinh nặng như sao Mộc nằm đúng vị trí như trên thực tế, lực hấp dẫn khổng lồ của nó sẽ đủ để đẩy nhiều thiên thạch ra khỏi hệ Mặt trời. Do vậy, nếu sao Mộc làm thay đổi hướng một thiên thạch để cắt ngang qua quỹ đạo Trái đất, có thể sau đó nó sẽ lại đẩy thiên thạch đó ra khỏi hệ Mặt trời và sẽ không bao giờ còn cơ hội va chạm với hành tinh xanh nữa.
Nhóm nghiên cứu hiện đang đánh giá hiểm họa va chạm của Trái đât với các tiểu hành tinh và sẽ tiếp tục nghiên cứu ảnh huởng của các sao chổi có chu kỳ dài trước khi khảo sát tiếp ảnh huởng của vị trí sao Mộc đối với hệ Mật trời.
Các sao chổi thuộc nhóm Jupiter
Các sao chổi thuộc họ sao Mộc (JFC) là những sao chổi có chu kỳ ngắn (nhỏ hơn 20 năm). Quỹ đạo của chúng bị ảnh hưởng nhiều bởi sao Mộc và người ta tin rằng chúng có nguồn gốc từ vành đai Kuiper. Những sao chổi dạng này đã trở lên nổi tiếng bao gồm 81P/Wild 2 và Shoemaker Levy-9. Tàu vũ trụ Stardust đã tiếp cận được sao chổi 81P/Wild 2 còn Shoemaker Levy-9 đã quá nổi tiếng với việc đâm thẳng vào sao Mộc năm 1994.
Nguồn:
Thohry - Theo Sciencedaily.
Vietastro.org
http://www.sciencedaily.com/images/2007/08/070824133636-large.jpg
Bị ''oanh tạc'' nặng nề (Credit: Copyright Julian Baum)
Ngày 24/8 tại Hội nghị khoa học về Hành tinh của châu Âu tại Potsdam, TS. Jonathan Homer, thuộc Đại học Mở của Anh (OU) đã trình bày một nghiên cứu về mối hiểm nguy do va chạm vũ trụ với những thiên thể thuộc nhóm Centaurs (một nhóm các sao chổi thuộc thế hệ trước của các sao chổi nhóm sao Mộc hay JFCs). Kết quả cho thấy rằng sự có mặt của những hành tinh khí khổng lồ như sao Mộc ở vành ngoài của hệ Mặt trời không nhất thiết dẫn tới việc làm giảm xác suất va chạm vũ trụ của Trái đất.
Theo tiến sỹ Homer thì việc quan niệm rằng một hành tinh khổng lồ như sao Mộc đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm sự bắn phá từ vũ trụ đối với Trái đất mới chỉ được minh chứng bằng một nghiên cứu trước đây, và nghiên cứu đó lại chỉ đề cập tới những sao chổi có chu kỳ dài. Nhóm của ông đã nghiên cứu các nguy cơ đến từ các sao chổi có chu kỳ ngắn.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học OU của tiên sỹ Homer đã thiết lập một mô hình máy tính phỏng theo sự chuyển động của 100000 các sao chổi hoặc thiên thạch thuộc nhóm Centaurs bay xung quanh hệ Mặt trời trong suốt 10 triệu năm qua. Chương trình này được chạy 5 lần với các sự thay đổi của hành tinh sao Mộc là: lần thứ nhất với sao Mộc như thực tế, lần thứ 2 với sự không có sự hiện diện của sao Mộc, và các lần tiếp đó là với sao Mộc với khối lượng bằng 3/4 , 1/2 và 1/4 giá trị thực tế. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ảnh hưởng của sao Mộc tới tần suất va chạm vũ trụ trong hệ Mặt trời là tương đương với tình huống không có mặt hành tinh này. Tuy nhiên khi hành tinh giả thiết có khối lượng nằm ở giá trị trung gian (giữa có và không) thì Trái đất lại nhận một tỷ lệ va chạm vũ trụ cao hơn từ các thiên thể JFCs !!!.
Tiến sỹ Homer nói:" Chúng tôi nhận thấy rằng nếu một hành tinh cỡ sao Thổ hoặc lớn hơn đôi chút nằm ở vị trí của sao Mộc bây giờ thì số các va chạm vũ trụ mà Trái đất phải hứng chịu tăng lên. Tuy nhiên nếu ở đúng vị trí đó (vị trí sao Mộc) mà không có một hành tinh nào thì tỷ lệ va chạm vũ trụ lại không hề khác với tỷ lệ khi có sao Mộc hiện diện như trên thực tế. Sao Mộc đóng không vai trò một tấm lá chắn che chở cho các hành tinh bên trong. Có vẻ như là một mặt, sao Mộc đỡ cho chúng ta, nhưng mặt khác lại ''làm hại'' chúng ta và kết quả của sự giúp đỡ là bằng không"
Theo nghiên cứu trên thì nếu vị trí sao Mộc bị để trống, các thiên thạch dạng JFC sẽ không vị hướng vào quỹ đạo của Trái đất nên tỷ lệ va chạm sẽ thấp. Nếu có một hành tinh cỡ sao Thổ chiếm lĩnh vị trí đó thì nó vẫn sẽ hấp dẫn các thiên thạch lao vào quỹ đạo của Trái đất, nhưng khối lượng lại chưa đủ lớn để đẩy các thiến thạch đó ra khỏi hệ Mặt trời vĩnh viễn. Điều đó có nghĩa là xác suất các vật thể bay cắt ngang quỹ đạo của Trái đất sẽ tăng lên và đương nhiên tỷ lệ va chạm sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, một hành tinh nặng như sao Mộc nằm đúng vị trí như trên thực tế, lực hấp dẫn khổng lồ của nó sẽ đủ để đẩy nhiều thiên thạch ra khỏi hệ Mặt trời. Do vậy, nếu sao Mộc làm thay đổi hướng một thiên thạch để cắt ngang qua quỹ đạo Trái đất, có thể sau đó nó sẽ lại đẩy thiên thạch đó ra khỏi hệ Mặt trời và sẽ không bao giờ còn cơ hội va chạm với hành tinh xanh nữa.
Nhóm nghiên cứu hiện đang đánh giá hiểm họa va chạm của Trái đât với các tiểu hành tinh và sẽ tiếp tục nghiên cứu ảnh huởng của các sao chổi có chu kỳ dài trước khi khảo sát tiếp ảnh huởng của vị trí sao Mộc đối với hệ Mật trời.
Các sao chổi thuộc nhóm Jupiter
Các sao chổi thuộc họ sao Mộc (JFC) là những sao chổi có chu kỳ ngắn (nhỏ hơn 20 năm). Quỹ đạo của chúng bị ảnh hưởng nhiều bởi sao Mộc và người ta tin rằng chúng có nguồn gốc từ vành đai Kuiper. Những sao chổi dạng này đã trở lên nổi tiếng bao gồm 81P/Wild 2 và Shoemaker Levy-9. Tàu vũ trụ Stardust đã tiếp cận được sao chổi 81P/Wild 2 còn Shoemaker Levy-9 đã quá nổi tiếng với việc đâm thẳng vào sao Mộc năm 1994.
Nguồn:
Thohry - Theo Sciencedaily.
Vietastro.org