hoangphuc174
27-08-2012, 09:33 AM
Nhật thực với khoa học
Dưới góc nhìn khoa học, nhật thực không phải là điềm gở mà là cơ hội tốt để kiểm chứng nhiều giả thuyết trong môn vật lý thiên văn.
Ông Nguyễn Đức Phường, Hội thiên văn ? Vũ trụ Việt Nam cho biết, ?nhật thực là cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu các tính chất vật lý đối với lớp khí quyển của Mặt trời ?.
http://thienvanbachkhoa.org/image_upload/out.php/i430_eclipse3.jpg
Nhật thực là cơ hội để quan sát lớp khí quyển mặt trời.
Theo ông Phường, nhờ quan sát nhật thực, các nhà khoa học đã bác bỏ khả năng về sự tồn tại của một hành tinh ?số 1? gần mặt trời hơn cả sao Thuỷ. Vành nhật hoa của mặt trời ở xa tâm hơn nhưng lại có nhiệt độ 5 triệu độ K cao gấp nhiều lần so với bề mặt mặt trời 5780 độ K. Sự chênh lệch ?khó hiểu? này cho đến giờ vẫn là điều bí ẩn chờ các nhà khoa học giải đáp vào những dịp nhật thực.
Đóng góp quan trọng nhất cho khoa học của các hiện tượng nhật thực cho đến giờ có lẽ là việc góp phần chứng minh thuyết tương đối rộng của Einstein.
Ông Phường giải thích, ?theo thuyết tương đối rộng, không thời gian có thể cong. Biểu hiện cụ thể là ánh sáng của các ngôi sao có thể bị chệch hướng khi đi qua những vật có khối lượng lớn như mặt trời. Khi ta nhìn thấy ánh sáng của một ngôi sao, cần hiểu vị trí thực của ngôi sao ở cách xa hơn một chút so với điểm sáng mà ta nhìn thấy?.
http://thienvanbachkhoa.org/image_upload/out.php/i431_eclipse4.jpg
Ánh sáng của các ngôi sao bị chệch hướng bởi mặt trời trước khi tới trái đất.
Nhật thực toàn phần năm 1914, một đoàn các nhà thiên văn Đức chuẩn bị lên đường để kiểm tra sự lệch của tia sáng khi nó truyền ở gần mặt trời. Cuộc thế chiến lần thứ nhất khiến công việc bị huỷ bỏ. Phải đến nhật thực toàn phần năm 1919, hai đoàn khảo sát của Anh tới Brazil và tới một hòn đảo ở gần bờ biển châu Phi để quan sát và đo được độ lệch của tia sáng là một góc: 1,75 giây. Cuộc khảo sát thứ hai được thực hiện năm 1922 cũng cho kết quả tương tự.
Nhật thực không phải là một hiện tượng hiếm, có năm xảy ra hai, ba, thậm chí bốn hay năm lần nhưng nó vẫn được các nhà khoa học săn đón vì hiếm lần nhất nhật thực nào, nhất là nhật thực toàn phần toàn phần, diễn ra trên một diện tích quá 1 triệu km2. Thời gian tối đa xảy ra nhật thực toàn phần cũng chưa bao giờ dài quá 8 phút, (ở xích đạo từng xảy ra nhật thực lâu nhất, trong 7 phút 58 giây).
Theo thống kê của NASA, tần suất nhật thực nhiều hơn nguyệt thực. Nhưng nhật thực chỉ có thể quan sát từ một bộ phận nhỏ dân cư sống tại các khu vực bóng Mặt Trăng quét qua, còn nguyệt thực có thể dễ dàng được quan sát bởi toàn bộ dân cư sống tại bán cầu đêm. Chính vì vậy, các nhà khoa học không bỏ lỡ cơ hội nào để quan sát nhật thực, cho dù phải sử dụng máy bay, tàu biển thậm chí dùng cả vệ tinh, tàu vũ trụ.
Nhật thực với sức khoẻ con người
Bức xạ mặt trời, những luồng hạt ion hóa, từ trường mạnh trong các cơn gió mặt trời ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thông tin liên lạc và sức khỏe con người. Trong mỗi lần Mặt trời hoạt động mạnh, chúng ta thường thấy nhiều người phải nằm viện hơn, chủ yếu là những bệnh như tim mạch, thần kinh... Ông Đức Phường ví von, ?mặt trăng như chiếc lá chắn ngăn chặn hầu hết bức xạ mặt trời mỗi lần xảy ra nhật thực. Vì vậy, lúc đó tác hại của bức xạ mặt trời đều giảm xuống?.
Thế nhưng, cường độ ánh sáng mặt trời là rất mạnh, nếu nhìn trực tiếp vào mặt trời mà không sử dụng kính chuyên dụng chỉ trong thời gian rất ngắn có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến võng mạc, thậm chí nặng có thể gây mù lòa. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, ngay cả khi nhật thực toàn phần xảy ra, để an toàn chúng ta vẫn nên sử dụng kính quan sát hoặc các phương pháp khác, vì khi đó vẫn còn một lượng bức xạ có hại đối với các tế bào trên võng mạc.
Nhật thực trong quan niệm xưa
Nhật thực xuất hiện trong các câu chuyện thần thoại hay những ghi chép của nhiều nền văn hoá khác nhau, ở những thời đại khác nhau. Hầu hết các nền văn hoá cổ đại cho rằng nguyên nhân của nhật thực là do gấu, rồng hay ma quỷ nuốt mặt trời. Người Hy Lạp có lẽ tiến bộ nhất, chỉ gọi hiện tượng đó là ?mặt trời bỏ rơi trái đất?.
Vì mặt trời mang lại ánh sáng và sự sống nên người cổ xưa cho rằng nhật thực là điềm gở. Họ làm nhiều cách xua đuổi điều chẳng lành. Người Trung Quốc khua chiêng gõ trống ầm ĩ, người Incas diễn những điệu bộ hăm doạ, còn người Ấn Độ ngâm mình dưới nước đến tận cổ, theo họ đó là cách cổ vũ mặt trời chiến thắng rồng.
Người Trung Quốc xưa suy đoán, nhật thực xảy ra do ở âm dương xâm lấn lẫn nhau. Ở nơi có nhật thực, có quan đại thần âm mưu hại vua, thiên hạ sẽ loạn. Mặt trời mới mọc mà bị ăn thì sẽ thua binh, mất thành. Mặt trời bị ăn sau giờ ngọ thì binh gia nghỉ việc giao chiến.
Khi khoa học phát triển, bức màn bí ẩn của thiên văn được hé mở các hiện tượng thiên thực bao gồm: nhật thực, nguyệt thực được lý giải là những hiện tượng thiên văn bình thường.
Báo Đất Việt 01/08/2008
Dưới góc nhìn khoa học, nhật thực không phải là điềm gở mà là cơ hội tốt để kiểm chứng nhiều giả thuyết trong môn vật lý thiên văn.
Ông Nguyễn Đức Phường, Hội thiên văn ? Vũ trụ Việt Nam cho biết, ?nhật thực là cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu các tính chất vật lý đối với lớp khí quyển của Mặt trời ?.
http://thienvanbachkhoa.org/image_upload/out.php/i430_eclipse3.jpg
Nhật thực là cơ hội để quan sát lớp khí quyển mặt trời.
Theo ông Phường, nhờ quan sát nhật thực, các nhà khoa học đã bác bỏ khả năng về sự tồn tại của một hành tinh ?số 1? gần mặt trời hơn cả sao Thuỷ. Vành nhật hoa của mặt trời ở xa tâm hơn nhưng lại có nhiệt độ 5 triệu độ K cao gấp nhiều lần so với bề mặt mặt trời 5780 độ K. Sự chênh lệch ?khó hiểu? này cho đến giờ vẫn là điều bí ẩn chờ các nhà khoa học giải đáp vào những dịp nhật thực.
Đóng góp quan trọng nhất cho khoa học của các hiện tượng nhật thực cho đến giờ có lẽ là việc góp phần chứng minh thuyết tương đối rộng của Einstein.
Ông Phường giải thích, ?theo thuyết tương đối rộng, không thời gian có thể cong. Biểu hiện cụ thể là ánh sáng của các ngôi sao có thể bị chệch hướng khi đi qua những vật có khối lượng lớn như mặt trời. Khi ta nhìn thấy ánh sáng của một ngôi sao, cần hiểu vị trí thực của ngôi sao ở cách xa hơn một chút so với điểm sáng mà ta nhìn thấy?.
http://thienvanbachkhoa.org/image_upload/out.php/i431_eclipse4.jpg
Ánh sáng của các ngôi sao bị chệch hướng bởi mặt trời trước khi tới trái đất.
Nhật thực toàn phần năm 1914, một đoàn các nhà thiên văn Đức chuẩn bị lên đường để kiểm tra sự lệch của tia sáng khi nó truyền ở gần mặt trời. Cuộc thế chiến lần thứ nhất khiến công việc bị huỷ bỏ. Phải đến nhật thực toàn phần năm 1919, hai đoàn khảo sát của Anh tới Brazil và tới một hòn đảo ở gần bờ biển châu Phi để quan sát và đo được độ lệch của tia sáng là một góc: 1,75 giây. Cuộc khảo sát thứ hai được thực hiện năm 1922 cũng cho kết quả tương tự.
Nhật thực không phải là một hiện tượng hiếm, có năm xảy ra hai, ba, thậm chí bốn hay năm lần nhưng nó vẫn được các nhà khoa học săn đón vì hiếm lần nhất nhật thực nào, nhất là nhật thực toàn phần toàn phần, diễn ra trên một diện tích quá 1 triệu km2. Thời gian tối đa xảy ra nhật thực toàn phần cũng chưa bao giờ dài quá 8 phút, (ở xích đạo từng xảy ra nhật thực lâu nhất, trong 7 phút 58 giây).
Theo thống kê của NASA, tần suất nhật thực nhiều hơn nguyệt thực. Nhưng nhật thực chỉ có thể quan sát từ một bộ phận nhỏ dân cư sống tại các khu vực bóng Mặt Trăng quét qua, còn nguyệt thực có thể dễ dàng được quan sát bởi toàn bộ dân cư sống tại bán cầu đêm. Chính vì vậy, các nhà khoa học không bỏ lỡ cơ hội nào để quan sát nhật thực, cho dù phải sử dụng máy bay, tàu biển thậm chí dùng cả vệ tinh, tàu vũ trụ.
Nhật thực với sức khoẻ con người
Bức xạ mặt trời, những luồng hạt ion hóa, từ trường mạnh trong các cơn gió mặt trời ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động thông tin liên lạc và sức khỏe con người. Trong mỗi lần Mặt trời hoạt động mạnh, chúng ta thường thấy nhiều người phải nằm viện hơn, chủ yếu là những bệnh như tim mạch, thần kinh... Ông Đức Phường ví von, ?mặt trăng như chiếc lá chắn ngăn chặn hầu hết bức xạ mặt trời mỗi lần xảy ra nhật thực. Vì vậy, lúc đó tác hại của bức xạ mặt trời đều giảm xuống?.
Thế nhưng, cường độ ánh sáng mặt trời là rất mạnh, nếu nhìn trực tiếp vào mặt trời mà không sử dụng kính chuyên dụng chỉ trong thời gian rất ngắn có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến võng mạc, thậm chí nặng có thể gây mù lòa. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, ngay cả khi nhật thực toàn phần xảy ra, để an toàn chúng ta vẫn nên sử dụng kính quan sát hoặc các phương pháp khác, vì khi đó vẫn còn một lượng bức xạ có hại đối với các tế bào trên võng mạc.
Nhật thực trong quan niệm xưa
Nhật thực xuất hiện trong các câu chuyện thần thoại hay những ghi chép của nhiều nền văn hoá khác nhau, ở những thời đại khác nhau. Hầu hết các nền văn hoá cổ đại cho rằng nguyên nhân của nhật thực là do gấu, rồng hay ma quỷ nuốt mặt trời. Người Hy Lạp có lẽ tiến bộ nhất, chỉ gọi hiện tượng đó là ?mặt trời bỏ rơi trái đất?.
Vì mặt trời mang lại ánh sáng và sự sống nên người cổ xưa cho rằng nhật thực là điềm gở. Họ làm nhiều cách xua đuổi điều chẳng lành. Người Trung Quốc khua chiêng gõ trống ầm ĩ, người Incas diễn những điệu bộ hăm doạ, còn người Ấn Độ ngâm mình dưới nước đến tận cổ, theo họ đó là cách cổ vũ mặt trời chiến thắng rồng.
Người Trung Quốc xưa suy đoán, nhật thực xảy ra do ở âm dương xâm lấn lẫn nhau. Ở nơi có nhật thực, có quan đại thần âm mưu hại vua, thiên hạ sẽ loạn. Mặt trời mới mọc mà bị ăn thì sẽ thua binh, mất thành. Mặt trời bị ăn sau giờ ngọ thì binh gia nghỉ việc giao chiến.
Khi khoa học phát triển, bức màn bí ẩn của thiên văn được hé mở các hiện tượng thiên thực bao gồm: nhật thực, nguyệt thực được lý giải là những hiện tượng thiên văn bình thường.
Báo Đất Việt 01/08/2008