PDA

View Full Version : "Thấu kính" tồn tại vô số trong vũ trụ


hwakyungbc
25-08-2012, 09:03 AM
''THẤU KÍNH'' TỒN TẠI VÔ SỐ TRONG VŨ TRỤ

Một trong những kỹ thuât mà các nhà thiên văn học thường sử dụng để bắt các tín hiệu yếu ớt từ các thiên hà xa xôi đã đựơc chính vũ trụ sáng tạo ra, đó là các thấu kính phóng đại. Các kính phóng đại vũ trụ hay còn được gọi là thấu kính hấp dẫn đã giúp các nhà khoa học ‘nhìn’ đựơc các thiên hà xa xôi, mà nếu thiếu chúng, thực sự họ sẽ phải bó tay.
Trong một nghiên cứu mới đây nhằm rà soát một khoảng nhỏ trên bầu trời, các nhà nghiên cứu đã tìm thêm được 67 thấu kính hấp dẫn mới, từ đó, họ suy ra rằng trên toàn bộ vũ trụ, chắc phải có tới nửa triệu thấu kính như vậy.

Peter Capak , môt nhà thiên văn học tại đại học kỹ thụât California đã nói: “Các thấu kính hấp dẫnphóng đại tín hiệu. Chúng đóng vai trò như một kính thiên văn thứ hai đặt đằng trước ống kính thiên văn của chúng ta vậy. Chúng ta có thể nhìn thấy các thiên thể mờ nhạt hơn giới hạn chúng ta có thể nhìn được nếu thiếu các thấu kính như thế”.
Các ‘kính thiên văn’ đã được tạo ra khi có các thiên thể khổng lồ làm biến dạng không-thời gian xung quanh chúng do có trường hấp dẫn mạnh. Ánh sáng bị đổi hướng khi đi qua một không gian cong do các khối vật chất lớn tạo ra.
Nếu một thấu kính hấp dẫn tồn tại ở giữa người quan sát và một thiên thể xa xôi, hình ảnh mà ta thấy được có thể biến dạng và được phóng đại lên.
Trông những trường hợp đặc biệt, các thấu kính hấp dẫn có thể phóng đại hình ảnh chúng ta nhìn được lên từ 5 đến 10 lần.
Hiệu ứng thấu kính hấp dẫn này được thuyết tương đối của Anhxtanh dự báo lần đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ trước, và tới năm 1979, các nhà thiên văn đã có những quan sát đầu tiên về hiện tượng này.
67 thấu kính hấp dẫn mới đựơc phát hiện này được tạo ra bởi những thiên hà lớn, mặc dầu những những cụm thiên hà cũng có thể tạo ra những hiệu ứng như vậy.
Một nhóm các nhà thiên văn học đã sử dụng kính thiên văn vũ trụ Hubble kết hợp với một số kết quả do các đài thiên văn mặt đất thực hiện để điều tra kỹ một khoảng bầu trời chỉ rộng có 1,6 độ vuông (một độ vuông là diện tích khoảng trời hình vuông, mỗi chiều rộng một độ. 1,6 độ vuông tương đuơng với 9 lần diện tích mặt trăng tròn). Các nhà nghiên cứu sau đó nghiêu cứu kỹ các bức hình để luận ra các dấu hiệu của thấu kính hấp dẫn, mà chúng thường được thể hiện bằng các vầng sáng tròn.

Ngoài việc giúp các nhà khoa học có thêm khái niệm về số lượng các thấu kính hấp dẫn trong khu vực quan sát, nghiên cứu này còn giúp họ nghiên cứu sự lan tỏa của vật chất tối xung quanh các thiên hà đã tạo lên các thấu kính hấp dẫn này.

“Ứng dụng chính của các thấu kính hấp dẫn là chúng cho phép chúng ta nghiên cứu mật độ phân bố khối lượng trong các thiên hà đơn lẻ”. Capak đã nói với phóng viên của Space.com .” Rất nhiều vật chất nằm trong dạng vật chất tối. Chúng tôi muốn biết vật chất tối phân bố như thế nào.”
Ông nói tiếp: “ Bạn có thể tưởng tuợng một thấu kính giống như một hạt thủy tinh. Nếu bạn nhìn qua một hạt thuỷ tinh, các hình ảnh sau đó đều bị biến dạng. Hình dạng khác nhau của hạt thuỷ tinh gây ra sự biến dạng khác nhau. Tương tự vậy, sự phân bố khác nhau của vật chất trong các thiên hà cũng quyết định tính chất thấu kính háp dẫn do húng gây ra”

Theo Space.com

Nguồn:www8.ttvnol.com

* Bài gửi của anhnguyen tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com