PDA

View Full Version : Hệ kính thiên văn vô tuyến VLA giải mã nhiều bí ẩn của thiên hà


hieuducco
25-08-2012, 09:07 AM
Các nhà thiên văn học đã khai ra được một mỏ vàng đúng nghĩa khi thu được hàng loạt hình ảnh chất lượng cao từ những thiên hà xung quanh, từ đó xây dựng lên những kiến thức mới về nhiều khía cạnh của những thiên hà, bao gồm cấu trúc phức tạp của chúng, quá trình hình thành sao, sự di chuyển của các khối khí trong thiên hà, mối quan hệ giữa vật chất thông thường và vật chất không nhìn thấy như ?vật chất tối?? và nhiều vấn đề khác nữa.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng hơn 500 giờ quan sát của Đài quan sát thiên văn vô tuyến Very Large Array hay VLA để thu được những hình ảnh về 34 thiên hà ở cách Trái đất từ 6 tới 50 triệu năm ánh sáng. Dự án này còn được gọi là HI Nearby Galaxy Survey (tạm dịch : dự án điều tra các thiên hà phụ cận HI) hay còn gọi là THINGS, đã kéo dài trong 2 năm và tạo ra tới một TeraByte thông tin dữ liệu, 1TB= 1000 Gigabyte. HI (?H-One?) là một thuật ngữ thiên văn dùng để chỉ khí hydro ở dạng nguyên tử. Các kết \quả nghiên cứu đã được trình bày ở cuộc họp thường niên của Hiệp hội Thiên văn Hoa kỳ tại thành phố Austin bang Texas.

Fabian Walter, một nhà thiên văn học tại Viện thiên văn Max-Plank Đức, đã nói: ?Nghiên cứu sóng radio phát ra bởi khí hydro nguyên tử trong các thiên hà là một phương pháp rất hữu hiệu để tìm hiểu những gì đang xẩy ra trong các thiên hà lân cận. Dự án THINGS đã sử dụng công cụ này và đã thu được hàng loạt các hình ảnh có chất lượng cao nhất, độ nhậy lớn nhất để tìm hiểu các thiên hà đại diện ở các dạng khác nhau?.

Hầu hết các thiên hà nghiên cứu trong dự án THINGS cũng đã được nghiên cứu ở các bước sóng khác như dải hồng ngoại bởi Kính Spitzer, tử ngoại bởi GALEX. Những sự kết hợp này đã tạo ra khả năng giải thích các bí ẩn dai dẳng như những khối khí đã ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển chung của thiên hà.

Các nhà khoa học đã thu được rất nhiều kết quả qua việc phân tích các dữ liệu từ THINGS. Ví dụ một nghiên cứu đã làm sáng tỏ vấn đề về mật độ khí nhỏ nhất cần thiết để bắt đầu quá trình hình thành các ngôi sao. Adam Leroy và Frank Bigiel cũng thuộc Viện Plank đã nói:?Bằng cách sử dụng các số liệu của THINGS cùng với các số liệu từ các kính thiên văn vũ trụ của Nasa, chúng tôi đã khảo sát các quá trình dẫn tới sự hình thành sao ở các thiên hà lớn khác với ở các thiên hà nhỏ như thế nào?.

Bởi vì hydro nguyên tử phát ra sóng radio ở các bước sóng đặc trưng, các nhà thiên văn học có thể đo sự chuyển động của khối khí bằng hiệu ứng Doppler. Các kết quả đo sự chuyển động của các khối khí đã cung cấp nhiều thông tin mới về vật chất tối, một loại vật chất không nhìn thấy được ẩn mình trong các thiên hà.

De Blok, một nhà thiên văn học tại ĐHTH Cape Town, Cộng hóa Nam Phi giải thích rằng:? Các chuyển động không theo cung tròn do số liệu THINGS ghi nhận được có vẻ chưa đủ để giải thích một vấn đề tồn tại đã lâu trong vũ trụ học, đó là tính không ổn định của các máy tính hiện đại khi chạy mô phỏng sự phân bố của vật chất tối trong các đĩa thiên hà. Người ta đã cho rằng có thể sử dụng các chuyển động ngẫu nhiên để giải thích tính không ổn định này, nhưng các số liệu của chúng tôi lại cho thấy khác hẳn?.

Theo Elias tại ĐHTH Hertfordshire UK, các số liệu của THINGS là ? sự phức tạp đến không thể tin được về cấu trúc trong môi trướng loãng giữa các vì sao của các thiên hà.? Các cấu trúc phức tạp này bao gồm những lớp vỏ lớn và những ?bong bóng? được cho là do các vụ nổ supernova liên tiếp của những ngôi sao khổng lồ gây ra.
Ngay cả một câu hỏi đơn giản như là các đĩa khí và bụi trong các thiên hà xoáy ốc lớn cỡ nào cũng đã từng làm cho các nhà thiên văn học bối rối. Theo Brinks thì :? Các hình ảnh chất lượng cao và nhậy của THINGS đã cho phép chúng ta nhìn được đường rìa thực của những đĩa đó ở rất nhiều thiên hà?.

Nghiên cứu mới này cũng chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa cá thiên hà lân cận, một phần của vũ trụ ?hiện tại? và những thiên hà xa xôi hơn, chúng ta nhìn thấy chúng khi vũ trụ ?trẻ? hơn nhiều.
Martin Zwaan thuộc Đài Thiên văn phương Nam của châu Âu đã giải thích: ?Có vẻ như là các khối khí trong các thiên hà ?thời trước? bị khuấy động nhiều hơn, có thể đó là do các thiên hà thời đó bị va chạm thường xuyên hơn, quá trình hình thành sao diễn ra mãnh liệt hơn do vậy các sản phẩm khí bị thoát ra nhiều hơn cùng với những cơn gió sao (gió Mặt trời) cũng thổi mạnh mẽ hơn?. Thông tin về sự hình thành khí từ các thiên hà xa xôi hơn có được thông qua các phương pháp phân tích không dùng hình ành.

Theo các nhà khoa học, các phát hiện trên mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Tiến sĩ Walter nói:? Dự án trên đã thu thập được một lượng thông tin khoa học khổng lồ, trong đó chúng tôi mới chỉ phân tích một phần nhỏ. Những nghiên cứu tiếp theo chắc chắn sẽ cho chúng ta biết thêm nhiều bí mật về các thiên hà và quá trình tiến hóa của chúng. Chúng ta còn sẽ phải ngạc nhiên đấy?.

Theo Astronomy

http://www8.ttvnol.com/uploaded2/THOHRY/things.jpg

http://www8.ttvnol.com/uploaded2/THOHRY/things.jpg

Theo Thory

* Bài gửi của aiHung_Champion tại diễn đàn cũ PAC trên phobachkhoa.com