PDA

View Full Version : LHC lập kỉ lục thế giới về năng lượng


pjhuyenhanh
25-08-2012, 10:02 AM
LHC lập kỉ lục thế giới về năng lượng

Kỷ lục thế giới về năng lượng đã bị phá vỡ tại LHC khi chùm tia 1 đã được gia tốc từ 450 GeV lên 1050 GeV (1.05 TeV)


http://i781.photobucket.com/albums/yy94/sixpro_93/cern-control-center.jpg
Trung tâm điều khiển tại CERN

Giờ đây máy va đập lớn (LHC) tại CERN là thiết bị nắm giữ kỷ lục thế giới về năng luợng hạt sau khi gia tốc 2 chùm tia proton lên tới mức năng luợng 1.18 TeV vào đầu giờ sáng ngày hôm nay (30/11/09). Mức năng lượng này đã vượt kỷ lục do Phòng thí nghiệm Fermi ở Hoa kỳ nắm giữ lâu nay là 0.98 TeV. Nó cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trên con đường chinh phục các vấn đề vật lý vào năm 2010.

?Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn là làm thế nào để cho quá trình chạy thử diễn ra một cách êm ái nhất?Rolf Heuer, Tổng giám đốc CERN nói,. ? Điều đó thật tuyệt vời. Tuy nhiên chúng tôi vẫn phải đi từng bước một, và còn rất nhiều việc phải làm trước khi những thí nghiệm vật lý được tiến hành vào năm tới. Chúng tôi vẫn cứ để dành sâm panh cho tới lúc đó?.

Những sự kiện đáng nhớ trên diễn ra chỉ 10 ngày sau khi hệ LHC được tái khởi động. Những chùm tia đầu tiên được đưa vào hệ vào hôm 20/11. Những ngày sau đó, các kỹ sư vận hành đã duy trì các chùm tia bay vòng tròn theo một hướng và sau đó cho bay theo hướng ngược lại ở mức năng lượng 450 GeV (mức các chùm tia được bơm vào). Thời gian sống của các chùm tia là khoảng 10 giờ. Tới ngày 23/11/09, lần đầu tiên hai chùm tia (xuôi và ngược) được cho bay cùng một lúc và sau đó cho chạm nhau. Bốn detector lớn của LHC đã thu nhận được thông tin về vụ va chạm này.

Tới 29/11 thì thiết bị LHC được tăng tốc và kỷ lục thế giới đã bị phá lần đầu tiên vào ngày 29/11 khi chùm tia 1 được gia tốc từ 450 GeV lên 1050 GeV (1.05 TeV). Ba giờ sau đó, vào ngày 30/11, cả hai chùm tia đều được gia tốc thành công lên tới 1.18 TeV.

?20 năm trước đây, chính tại CERN, chúng tôi đã bấm nút khởi động thiết bị gia tốc lớn LEP (Large Electron Positron). Lúc đó tôi thấy thật tuyệt, cỗ máy thật hoàn hảo. Nhưng giờ đây, LHC là một cái gì đó khác hẳn. Những thứ phải mất hàng ngày, hàng tuần với LEP thì với LHC chúng tôi chỉ mất vài tiếng đồng hồ. Mọi thứ đều chạy trơn tru với LHC và điều đó báo hiệu những thành công cho các chương trình nghiên cứu lớn tại đây? Giám đốc Công nghệ và Nghiên cứu Steve Myers nói.

Những thử nghiệm tiếp theo là các nhà khoa học sẽ cho tăng cường độ các chùm tia sao cho có đủ các thông số trong thực nghiệm trước kỳ Noel. Hiện tại thì các khâu chạy thử của LHC đều dựa trên các chùm tia có cường độ yếu. Phải có cường độ mạnh mới khai thác đủ thông tin khi các chùm proton va đập nhau. Phần thử nghiệm với các chùm tia đủ mạnh có thể kéo dài một vài tuần. Sau đó thiết bị LHC sẽ thực hiện các vụ va cham proton để căn chỉnh máy cho tới cuối năm nay.

Các thí nghiệm vật lý đầu tiên tại LHC dự kiến sẽ được tiến hành vào quý đầu năm 2010 với năng lượng va đập là 7 TeV (tương đương mỗi chùm tia có 3.5 TeV).

Thohry
Theo Astronomy.com

haac