PDA

View Full Version : Nasa và Esa kí kết hiệp ước sao Hỏa


myanco2003
25-08-2012, 10:01 AM
Cơ quan vũ trụ Mỹ và châu Âu vừa kí kết hiệp ước thắt chặt sự hợp tác về các chương trình nghiên cứu sao Hỏa. Hiệp ước đã ?bật đèn xanh? cho các nhà khoa học và kĩ sư khởi động một kế hoạch chung về sứ mệnh khám phá hành tinh đỏ.

Hiệp ước từng được soạn thảo tại Washington DC và được kí kết bởi lãnh đạo hàng đầu của hai cơ quan là người điều hành Nasa Charles Bolden và Tổng giám đốc Esa Jean-Jacques Dordain.

Hiệp ước không chỉ chính thức xác nhận những kế hoạch chung về khám phá sao Hoả (Meji) mà còn đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên tham gia.

Kế hoạch này sẽ được bắt đầu với một tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo sao Hỏa do châu Âu đứng đầu vào năm 2016, tiếp sau đó là một tàu thăm dò bề mặt và hệ thống tàu đổ bộ vào năm 2018. Mục đích cuối cùng là sứ mệnh mang đất đá của sao Hỏa về Trái đất.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200911/original/images1879675_a1.jpg
Tàu thăm dò mặt đất của châu Âu sẽ tập trung vào việc tìm sự sống trên sao Hỏa.

Hai cơ quan vũ trụ đã thảo luận trong vài tháng về những vấn đề then chốt như phạm vi hoạt động, sự phân chia tài chính, trách nhiệm trước khi cùng đi đến kế hoạch chung Meji.

Mĩ và châu Âu đều thấy rằng nếu liên kết đội ngũ các nhà khoa học của hai bên, họ có thể đạt được nhiều thành quả hơn khi nghiên cứu về sao Hỏa. Bên cạnh đó, những chương trình nghiên cứu về sao Hỏa cũng tạo ra áp lực tài chính và việc hợp tác sẽ giúp duy trì một lịch trình khám phá hai năm một lần.

Những thành viên của Esa tuyên bố đã sẵn sàng đầu tư 850 triệu euro để nghiên cứu sao Hỏa. Họ sẽ cần tổng cộng khoảng 1 tỉ euro ? một khoản tiền đích đáng cho những hoạt động trong kế hoạch Meji.

Tình trạng của quỹ tài trợ cộng thêm này sẽ phải được xác minh tại một cuộc họp hội đồng vào giữa tháng 12 mặc dù việc huy động tài trợ vẫn tiếp tục đến cuối năm.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200911/original/images1879676_a2.jpg
Sao Hỏa xảy ra bão bụi theo định kì.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Khoa học và Công nghệ robot của Esa, GS David Southwood cho biết điều quan trọng nhất vẫn là những gì mà hai bên tham gia hiệp ước đưa vào kế hoạch hành động.

GS. David Southwood đã cùng TS Ed Weiler, người đồng nhiệm tại Nasa thảo luận về các kế hoạch chung, bao gồm:

- 2016: Tàu quỹ đạo do châu Âu đứng đầu sẽ nghiên cứu dấu vết của các khí trong khí quyển sao Hỏa. Đồng thời đặt một trạm khí tượng cố định trên bề mặt, giám sát quá trình bay vào quỹ đạo, hạ cánh và đổ bộ (EDL) của trạm khí tượng này.

- 2018: Tàu thăm dò Mĩ và châu Âu sẽ được phái đến sao Hỏa. Phía Mĩ sẽ phụ trách giám sát quá trình EDL.

- 2020: Mạng lưới tàu đổ bộ tập trung nghiên cứu địa chất và môi trường.

http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200911/original/images1879677_a3.jpg
Robot Phoenix hạ cánh sao Hỏa vào tháng 5/2008 để thực hiện sứ mệnh tìm kiếm sự sống, hoạt động của Phoenix kéo dài trong 5 tháng.

Nasa sẽ cung cấp những tên lửa phóng vào năm 2016 và 2018. Trạm khí tượng năm 2016 sẽ nhỏ hơn trạm US Phoenix hiện tại.

Châu Âu sẽ cố gắng cho trạm hạ cánh trong thời điểm diễn ra bão bụi ở sao Hỏa, lúc đó bụi sao Hỏa sẽ bị cuốn lên bầu trời.

Những cơn bão như thế thỉnh thoảng có thể lan rộng khắp hành tinh và làm thay đổi đặc trưng của khí quyển khiến việc thực hiện quá trình EDL mạo hiểm hơn. GS Southwood cho biết đây sẽ là một thách thức nhưng các nhà khoa học tin tưởng rằng họ biết phải làm gì.

Chi Giao (theo BBC)
Theo Vietnamnet.vn