PDA

View Full Version : Bàn luận về "hố đen"!!!!


eubia
25-08-2012, 10:00 AM
Phần 1: Hố đen là gì ?



Hố đen là khu vực nơi lực hấp dẫn mạnh đến nỗi bất kỳ tia sáng nào cố thoát ra đều bị hút ngược trở lại. Bởi vì không có thứ gì di chuyển nhanh hơn ánh sáng, nên mọi thứ khác cũng sẽ bị hút vào đây. Vì vậy bạn có thể rơi vào một hố đen và không bao giờ thoát ra được. Hố đen luôn được xem như là nhà tù tối ưu, không lối thoát.

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/loden.jpg
Rơi vào hố đen cũng như rớt xuống thác Niagara vậy : không cách gì quay trở lại bằng đường bạn tới !


http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/2428435696_aa5952573a_gif1.jpg

Mép hố đen được gọi là "chân trời". Nó giống như mép của một thác nước. Khi còn ở bên trên mép nước, bạn có thể thoát ra nếu chèo đủ nha, nhưng một khi đã vượt qua mép thì bạn hết đời.



Khi càng nhiều thứ bị hút vào hố đen, hố đen sẽ ngày càng lớn lên và chân trời của hố sẽ được mở rộng. Cũng giống như nuôi một chú lợn vậy, cho ăn nhiều, chú sẽ ngày càng to béo hơn.
http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/mauto.jpg

Phần 2 : Hố đen được hình thành như thế nào ?

Để tạo một hố đen, bạn cần phải nén một lượng cực lớn vật chất vào một khoảng không gian cực nhỏ. Khi đó sức kéo của trọng lực mạnh tới nổi ánh sáng sẽ bị hút vaò không thoát ra được.

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/nen.jpg

Một cách hố đen được hình thành là khi các ngôi sao đã đốt sạch nhiên liệu cảu mình nổ tung như quả bom hydrô khổng lồ, gọi là các siêu tân tinh. Vụ nổ sẽ đẩy các lớp ngoại biên của ngôi sao ra thành một lớp vỏ khí cức lớn liên tục nở rộng và đẩy phần trung tâm vào sâu bên trong. Nếu ngôi sao đó lớn hơn Mặt Trời chúng ta khoảng vài lần thì một hố đen sẽ hình thành.

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/hinhthanhhoden.jpg

Các hố đen lớn được hình thành bên trong các cụm sao và trong trung tâm các dải ngân hà. Những vùng này sẽ có các hố đen và sao nơtron cũng như các ngôi sao bình thường khác. Va chạm giữa các hố đen và những vật thể khác sẽ sinh ra một hố đen lớn lên không ngừng nuốt chửng bất cứ vật gì tiến gần nó. Dải Ngân Hà của chúng ta, tức là Thiên Hà, cũng có trung tâm là một hố đen lớn hơn khối lượng của Mặt Trời vài triệu lần.

Phần 3 : Bạn có thể nhìn thấy một Hố Đen bằng cách nào ?

Câu trả lời là bạn không thể, bở vì ánh sáng không tài nào thoát ra khỏi hố đen. Cũng giống như tìm một con mèo đen trong nột căn hầm tối vậy. Nhưng bạn có thể phát hiện ra một hố đen qua cách trọng lực của nó hút mọi vật thể khác. Chúng ta nhìn thấy ngôi sao di chuyển theo quỹ đạo quanh thứ gì đó ta không thể nhìn thấy, những thứ đó ta biết chỉ có thể là một hố đen.

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/nhinthayhoden.jpg

Chúng ta cũng có thể nhìn thấy những đĩa khí và bụi xoay quanh một vật thể ở trung tâm mà ta không thể thấy được, nhưng ta chỉ biết đó không là gì khác ngoài hố đen.

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/khibui.jpg

Phần 4 : Rơi vào một Hố Đen

Bạn có thể rơi vào hố đen y như bạn rơi vào Mặt Trời vậy. Nếu bạn rơi chân xuống trước, chân bạn sẽ nằm gần hố đen hơn đầu và sẽ bị trọng lực của hố đen kéo mạnh hơn. Như vậy bạn sẽ bị kéo căng ra theo chiều dài và bị ép dẹp từ hai bên.

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/duhanh.jpg

Hố đen càng lớn thì lực kéo và ép càng yếu. Nếu bạn rơi vào hố đen được tạo bởi ngôi sao chỉ lớn hơn Mặt Trời của chúng ta một vài lần bạn sẽ bị xé toạc thành mì sợi trước cả khi bạn đến được hố đen.

Nhưng nếu rơi vào một hố đen lớn hơn nhiều, bạn sẽ vượt qua chân trời ~ mép hố đen và là nơi không còn đường trở lại ~ mà không cảm giác thấy gì khác lạ. Tuy nhiên, nếu ai đó từ xa quan sát bạn rơi vào hố đen thì sẽ không thấy bạn băng qua đường chân trời, bở vì trọng lực sẽ bẻ cong không gian và thời gian cận hố đen. TRước mắt họ bạn có vẻ như chậm lại khi đến gần chân trời rồi cứ mờ dần, mờ dần đi. Bạn mờ dần vì ánh sáng bạn phát ra mất càng nhiều thời gian hơn mới thoát khỏi đước hố đen. Nếu bạn băng qua chân trời lúc 11 giờ theo đồng hồ của bạn thì người quan sát sẽ thấy chiếc đồng hồ chạy chậm dần và không vào giờ đến được con số 11 giờ !

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/roivahen.jpg

Phần 5 : Thoát ra khỏi Hố Đen !

Người ta quen nghĩ rằng không thứ gì có thể thoát ra khỏi mộ hố đen. Rốt cuộc, nó chính là lí do tại sao chúng được gọi là những hố đen. Bất kỳ vật gì rơi vào hố đen cũng bị coi là biến mất vĩnh viễn; những hố đen có thể trường tồn cùng thời gian. Chúng giống như những nhà tù vĩnh cửu không có mãy may hi vọng nào trốn thoát được.

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/tieudoi.jpg

Nhưng rồi người ta khám phá ra rằng bức tranh này không hẳn là đúng. Những dao động tí xíu trong không gian và thời gian cho thấy rằng hố đen không thể nòa là những cái bẫy hoàn hảo như người ta từng nghĩ; thay vào đó chúng sẽ từ từ rò rỉ vật chất ra bên ngoài dưới dạng Phóng xạ Hawking. Hố đen càng lớn thì tốc độ rò rỉ càng chậm.

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/bochoi.jpg

Phóng xạ Hawking sẽ khiến cho các hố đen dần dần bốc hơi mất. Tốc độ bốc hơi mới đầu rất chậm, nhưng sẽ nhanh dần lên khi hố đen nhỏ lại. Cuối cùng, sau hàng tỉ hàng tỉ năm, hố đen sẽ biến mất hoàn toàn. Vì vây, rốt cuộc, hố đen không phải là những nhà tù vĩnh cửu. Nhưng còn các tù nhân của chúng thì sao ~ những thứ đã tạo nên hố đen hay bị hút vào sau đó ? Chúng sẽ được tái sinh thành năng lượng và các phần tử. Nhưng nếu xem xét những gì thoát ra khỏi hố đen cực kì cẩn thận, bạn có thể khôi phục lại những gì đã ở bên trong đó. Vì vậy ký ức về những gì rơi bên trong hố đen không hẳn là vĩnh viển bị mất, chỉ là trong một khoảng thời gian rất dài mà thôi.

http://i284.photobucket.com/albums/ll12/quangtien91/free.jpg

Bạn CÓ THỂ thoát ra khỏi hố đen


Bài viết theo : Chìa khóa vũ trụ của GEORGE
Tác giả : LUCY & HAWKING
Hình ảnh: quangtien91 vẻ lại theo sách !

tanbaolong2003
25-08-2012, 10:00 AM
Bài viết rất chất lượng, hình ảnh minh họa rõ ràng, dễ hiểu và hóm hỉnh, tạo hứng thú cho người đọc. Thank quangtien91 cái nữa. Bài viết cực kỳ hay, vẽ cũng rất khéo tay :))

Còn cách nữa để phát hiện ra một hố đen đó là thu thập các bức xạ phát ra từ chúng :)

vietsonpte
25-08-2012, 10:00 AM
Anh hiền ui!Bài này hay nhưng mình có 1 chuyên đề riêng về hố đen sao không đưa qua đó mà lại lập riêng ra vậy?MOd vùng này đâu chuyển qua bên "tất cả về hố đen "đi.Tui nghĩ thế hay hơn.SR vì post cái này hem đúng chỗ nghe!

dongthanhqn
25-08-2012, 10:00 AM
Trước hết chúng ta cần hiểu hố đen là gì :Hố đen, hay lỗ đen, là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó (chân trời sự kiện), trừ khả năng thất thoát vật chất khỏi lỗ đen nhờ hiệu ứng đường hầm lượng tử. Vật chất muốn thoát khỏi lỗ đen phải có vận tốc thoát lớn hơn vận tốc ánh sáng trong chân không, mà điều đó không thể xảy ra trong khuôn khổ của lý thuyết tương đối, ở đó vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc giới hạn lớn nhất có thể đạt được của mọi dạng vật chất.Vì vậy mà có 1 chương trình khoa học nói :"Sức ném vật lên trời của bạn là bao nhiêu? vận tốc của nó là bao nhiêu?.Mọi vật nếm lên trên trời đều rơi xuống đất nhưng đó là 1 ý kiến sai nếu đủ lực,đủ vận tốc thì nó sẽ không rơi xuống nữa nếu vật đó của bạn đạt tới vận tốc 3*10^8 m/s nó sẽ không rơi xuống và nó sẽ thắng được lực hút của tất cả các hành tinh.Nhưng dù có đạt tới vận tốc tối đa này đi chăng nữa thì nó cũng không đủ để thoát khỏi sức hút của hố đen nó một con wais vật tham lam tronh không gian nó hút tát cả những gì nó gặp".
Vậy thì hố đen là một cái hố khổng lỗ ngái vũ trụ có lực hút khống lồ sao?và? tại sao lại gọi là hố đen?
+Khái niệm lỗ "đen" trở thành thông dụng vì từ đó ánh sáng không lọt được ra ngoài, nhưng thực ra lí thuyết về hố đen không nói về một loại "hố" nào mà nghiên cứu về những vùng mà không có gì có thể lọt ra được. Hố đen không biểu hiện như những ngôi sao sáng bình thường, mà chúng chỉ được quan sát gián tiếp qua sự tương tác trường hấp dẫn của hố đen đối với không gian xung quanh.

Lý thuyết về hố đen là một trong những lý thuyết vật lí hiếm hoi, bao trùm mọi thang đo khoảng cách, từ kích thước cực nhỏ (thang Planck) đến các khoảng cách vũ trụ rất lớn, nhờ đó nó có thể kiểm chứng cùng lúc cả thuyết lượng tử lẫn thuyết tương đối. Sự tồn tại của hố đen được dự đoán bởi lý thuyết tương đối rộng. Theo mô hình thuyết tương đối rộng cổ điển, không một vật chất hay thông tin nào có thể thoát ra khỏi hố đen để tới tầm quan sát bên ngoài được. Tuy nhiên, các hiệu ứng của cơ học lượng tử, không có trong thuyết tương đối rộng cổ điển, có thể cho phép vật chất và năng lượng bức xạ ra khỏi hố đen. Một số lý thuyết cho rằng bản chất tự nhiên của bức xạ không phụ thuộc vào những thứ đã rơi vào trong hố đen trong quá khứ, nói cách khác hố đen xóa sạch mọi thông tin quá khứ, hiện tượng này được gọi là nghịch lý thông tin hố đen. Nghịch lý này dần bị các lý thuyết mới đây loại bỏ và cho rằng thông tin vẫn được bảo toàn trong hố đen.



Còn bây giờ chúng ta hãy cùng bạn luân về thông tin trong hố đen không mất đi thì nó đi đâu.Và theo các bạ hố đan có bị tắt hay không?

kaiser
25-08-2012, 10:00 AM
Congchua nghĩ thông tin chả thể mất được đâu, theo định luật bảo toàn năng lượng :)

tandaiphat
25-08-2012, 10:00 AM
Mình đưa topic này vào mục thảo luận _ thiên văn phổ thông _ Bàn luận về hố đen !

aumy.wood
25-08-2012, 10:00 AM
NASA đã đưa vệ tinh vào 1 hố đen!!!!!!
Swift XMM-Newton Tune vệ tinh vào một lỗ đen Middleweight
Swift X-quang của các quan sát thiên hà NGC 5.408 X ultraluminous của nó chỉ ra nguồn quang phải trải qua những thay đổi định kỳ mỗi 115,5 ngày. Chu kỳ này, nhà thiên văn học nghi ngờ, được liên kết với quỹ đạo của một ngôi sao các nhà tài trợ xung quanh một lỗ đen middleweight, như được xem là nghệ sĩ. Credit: NASA Trong khi các nhà thiên văn học có trọng lượng nhẹ và nặng cân lỗ đen trong nhiều thập niên, những bằng chứng cho lỗ đen với khối lượng trung gian đã được nhiều khó khăn hơn để đi theo. Bây giờ, nhà thiên văn học tại NASA Goddard Space Flight Center tại Greenbelt, Md., thấy rằng một nguồn tia X-trong thiên hà NGC 5.408 đại diện cho một trong những trường hợp tốt nhất cho một lỗ đen middleweight cho đến nay.

"Trung cấp-khối lượng lỗ đen có chứa từ 100 và khối lượng 10.000 lần mặt trời của," giải thích Tod Strohmayer, một vật lý thiên văn ở Goddard. "Chúng tôi quan sát những lỗ đen nặng cân trong các trung tâm của thiên hà, và những cái nhẹ quay quanh ngôi sao trong thiên hà của chính chúng ta Tuy nhiên, việc tìm kiếm. The 'tweeners' vẫn còn là một thách thức."

Một số thiên hà gần đó chứa những đồ vật rực rỡ được gọi là X-ultraluminous nguồn ray (ULXs). Chúng xuất hiện để phát ra năng lượng nhiều hơn bất kỳ quá trình được biết đến bởi ngôi sao nhưng năng lượng ít hơn các trung tâm của thiên hà đang hoạt động, mà được biết là có triệu-năng lượng mặt trời lỗ đen khối lượng.

"ULXs là ứng viên tốt cho trung khối lượng lỗ đen, và một trong thiên hà NGC 5.408 là đặc biệt thú vị", Richard Mushotzky, một vật lý thiên văn tại Đại học Maryland, College Park. Thiên hà này nằm 15.800.000 năm ánh sáng trong chòm sao Bán Nhân Mã.

XMM-Newton phát hiện ra những gì các nhà thiên văn học gọi là "quasi-kỳ dao động", một "gần như thường xuyên nhấp nháy" do pile-up của khí nóng sâu trong đĩa bồi đắp cho các hình thức trên một đối tượng lớn. Tỷ lệ nhấp nháy này đã được khoảng 100 lần chậm hơn mà nhìn từ sao-lỗ đen khối lượng. Tuy vậy, trong X-quang, NGC 5.408 X-1 outshines các hệ thống này do các yếu tố về cùng.

Căn cứ vào thời gian của các dao động và đặc điểm khác của khí thải, Strohmayer và Mushotzky kết luận rằng NGC 5.408 X-1 có chứa từ 1.000 và 9.000 lần khối lượng mặt trời. Nghiên cứu này sẽ xuất hiện trong ngày 01 tháng 10 vấn đề của The Astrophysical Journal.

"Đối với phạm vi này quần chúng, chân trời sự kiện một lỗ đen's - phần ngoài mà chúng ta không thể nhìn thấy - là giữa 3.800 và 34.000 dặm trên, hoặc ít hơn một nửa đường kính của Trái Đất với kích thước của nó về bốn lần", ông Strohmayer.

Nếu NGC 5.408 X-1 thực sự là tích cực gobbling khí với nhiên liệu phi thường của nó X-ray phát thải, vật liệu có thể chảy vào lỗ đen từ một ngôi sao quay quanh. Đây là điển hình cho khối lượng của sao-lỗ đen trong thiên hà của chúng tôi.

Strohmayer kế tiếp cho gia nhập sự trợ giúp của vệ tinh Swift của NASA để tìm kiếm các biến tinh tế của X-quang mà có tín hiệu quỹ đạo của NGC 5.408 X-1 của nhà tài trợ sao. "Swift duy nhất cung cấp cho cả X-quang chụp ảnh nhạy cảm và tính linh hoạt trong lập kế hoạch để kích hoạt một tìm kiếm như thế này," ông nói thêm. Bắt đầu từ tháng tư năm 2008, Swift đã bắt đầu quay của nó X-Ray Telescope về hướng NGC 5.408 X-1 một vài lần một tuần như là một phần của một ngày-đi chiến dịch.

Nhanh chóng phát hiện tăng nhẹ và mùa thu của X-quang 115,5 mỗi ngày. "Nếu điều này thực sự là khoảng thời gian quỹ đạo của người bạn đồng hành của sao," Strohmayer nói, "sau đó nó có khả năng một ngôi sao khổng lồ hoặc sao siêu khổng lồ giữa ba và năm lần khối lượng của mặt trời." Nghiên cứu này đã được chấp nhận để xuất bản tại một vấn đề tương lai của The Astrophysical Journal.

Các quan sát Swift bìa chỉ có khoảng bốn chu kỳ quỹ đạo, quan sát để tiếp tục là cần thiết để xác nhận tính chất quỹ đạo của X-quang điều chế.

"Nhà thiên văn học đã được học tập NGC 5.408 X-1 trong một thời gian dài vì nó là một trong những ứng viên tốt nhất cho một hố-đen khối lượng trung gian," thêm Philip Kaaret tại Đại học Iowa, người đã nghiên cứu các đối tượng ở bước sóng radio nhưng là unaffiliated với nghiên cứu hoặc. "Những kết quả thăm dò mới gì đang xảy ra gần lỗ đen và thêm bằng chứng mạnh mẽ rằng nó là bất thường lớn."
<nguồn NASA>

vungtau
25-08-2012, 10:00 AM
Câu cú lộn xộn quá, đọc chả hiểu gì sất. Bạn forever.love có đọc lại bài của mình ko vậy !

bef34
25-08-2012, 10:00 AM
Có chứ pos xong xem lại và sửa lại nên mội số chỗ bị lỗi nên mong các bạn thông cản cùng với 1 số thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh nên bài viết hơi khó đọc và mất tính liền mạch dẫn đền khó hiểu.Cùng với trình độ văn hơi kém của mình nen bài viết bị lủng củng không liền ý.Rất xin lỗi về sai sót này!(%)

forimex_sbc
25-08-2012, 10:00 AM
theo mình được biết thì có giả thuyết cho rằng trong vũ trụ ngoài hố đen còn có hố trắng.Các nhà khoa học cho rằng nó được thông với hố đen bằng những đường hầm. vì vậy những gì hố đen hút vào theo đường hầm này sẽ được chuyển đến hố trắng và văng ra ngoài