PDA

View Full Version : Công nghệ ?lá sen? bảo vệ thiết bị vũ trụ


hechang
25-08-2012, 09:57 AM
Một loại vật liệu với các thuộc tính như lá sen có thể giúp bảo vệ thiết bị vũ trụ khỏi những tổn hại do bụi vũ trụ gây ra.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Picture200901/lasen.jpg

Việc lấy cảm hứng từ thiên nhiên để cải tiến hoặc phát minh công nghệ mới hiện đã phổ biến, chẳng hạn như chiếc bionic car của hãng

Mercedes-Benz (Đức) phỏng theo loài cá nóc hay một loại vải thông minh dựa trên cấu trúc của quả thông. Một trong những loại thực vật đem lại nhiều ý tưởng trong phát triển công nghệ là sen. Loại cây mọc nhiều ở châu Á này đã đóng góp vào việc phát triển kính chắn gió ô tô không bám sương hay cải thiện hiệu suất của pin năng lượng mặt trời.


Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) đang cùng với các tập đoàn Northrop Grumman Electronics Systems và nGimat nỗ lực tái tạo một loại bề mặt giống như lá sen, vốn bao gồm một lớp lông nhỏ có tác dụng giảm diện tích tiếp xúc với nước và bụi. Thông qua đó, họ sẽ chế tạo một lớp tráng đặc biệt nhằm ngăn các phân tử bám vào bề mặt các vật dụng, thiết bị đắt tiền dùng trong nghiên cứu vũ trụ. ?Nếu bạn vẩy nước lên lá sen, nước vo lại thành hạt và lăn đi. Điều này cho thấy nó có tính năng kỵ nước đặc biệt?, Eve Wooldridge, trưởng nhóm nghiên cứu của NASA, nói.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures200902/Nam/lasen1.jpg
...và một bề mặt với lớp tráng lấy cảm hứng từ lá sen - Ảnh: NASA

Với lớp tráng được chế tạo từ công nghệ ?lá sen?, quần áo phi hành gia, dụng cụ nghiên cứu khoa học, xe robot và pin mặt trời chắc chắn sẽ được bảo vệ tốt hơn. Hiệu quả và tuổi thọ của các đồ vật và thiết bị này trong môi trường khắc nghiệt ngoài không gian cũng sẽ được cải thiện. Các nhà khoa học tham gia dự án cho biết họ đang thử nghiệm kết hợp với thay đổi công thức chế tạo để lớp tráng có thể đáp ứng mọi thách thức trên vũ trụ: nhiệt độ khắc nghiệt, phóng xạ tia cực tím, gió mặt trời...

Dĩ nhiên, khoảng không vũ trụ khác hẳn so với hồ nước đằng sau nhà, và ý tưởng này cần được nghiên cứu tỉ mỉ. Eugene Cernan, chỉ huy tàu Apollo 17, cho biết: ?Tôi nghĩ một trong những hạn chế và khó khăn lớn nhất khi thám hiểm mặt trăng là việc bụi bám vào tất cả các vật dụng, bất luận đó là da, áo vũ trụ, hay kim loại?. Theo ông, chưa có một lớp tráng nào có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu trên vũ trụ. Nếu lớp tráng quần áo vũ trụ cần tạo ra một bề mặt mềm dẻo, thì lớp tráng bảo vệ các bộ phận chuyển động lại phải đặc biệt bền, có khả năng chịu mài mòn.

NASA cũng đang hợp tác với Northrop Grumman nghiên cứu và phát triển đặc tính chống vi khuẩn cho lớp tráng nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm. Nếu thành công, lớp tráng này cũng có thể được sử dụng cho các mục đích thông thường và thương mại, như bệnh viện, trung tâm y tế...

Nguồn: Thanhnien.