PDA

View Full Version : Liệu kính vũ trụ Kepler có tìm được các mặt trăng ngoại hệ?


tqcovtau
25-08-2012, 09:55 AM
Từ khi NASA phóng tầu vũ trụ Kepler đầu năm nay, các nhà thiên văn học rất phấn khích chờ đợi kết quả đầu tiên về một hành tinh ngoại hệ giống Trái Đất quay xung quanh một ngôi sao khác. Hơn thế, theo kiểu các bộ phim khoa học viễn tưởng, một nhóm các nhà khoa học ở Đại học London do TS. David Kipping dẫn dắt cho rằng, họ thậm chí còn có thể tìm ra các mắt trăng ngoại hệ mà có thể ở được.

Nhiệm vụ chính của kính thiên văn Kepler là theo dõi hàng nghìn ngôi sao và tìm kiếm sự suy giảm về độ sáng của chúng khi có các hành tinh bay ngang qua. Kính thiên văn Kepler sẽ phải ghi nhận được chu kỳ của sự che khuất đó với độ chính xác cực kỳ cao.

TS. Kipping đã nghĩ ra một phương pháp để có thể phát hiện ra các mặt trăng (vệ tinh) ngoại hệ, dầu rằng chưa ai dám tin phương pháp của ông có thể áp dụng thành công với các thiết bị và công nghệ hiện có. TS Kipping và các đồng nghiệp đã mô hình hóa các thiết bị trên tầu Kepler, mô phỏng các tín hiệu có thể có được do các mặt trăng có thể ở được phát ra. Một mặt trăng ngoại hệ sẽ gây một lực hấp dẫn lên chính hành tinh mẹ mà nó bay xung quanh và làm chính hành tinh mẹ bị lắc đảo.

Các nhà khoa học trong nhóm đã xem xét các hệ hành tinh với nhiều kích cỡ khác nhau và cuối cùng tìm ra rằng một hành tinh nhẹ, có kích thước cỡ sao Thổ (do sao Thổ có khối lượng cực kỳ thấp so với kích thước của mình) là cho xác suất lớn nhất có thể phát hiện ra một mặt trăng chứ không phải là một hành tinh khí đậm đặc như sao Mộc. Lý do thật đơn giản: Một hành tinh lớn cỡ sao Thổ thì mới có thể che khuất nhiều ánh sáng đi từ ngôi sao chủ và cũng đủ nhẹ nên dễ bị dao động hơn các hành tinh nặng khi có các vệ tinh bay xung quanh.

Nếu một hành tinh giống sao Thổ nằm ở khoảng cách thích hợp với ngôi sao chủ thì nhiệt độ của các vệ tinh đủ lớn của nó sẽ tạo điều kiện cho nước ở trạng thái lỏng và như vậy sinh vật có thể tồn tại được.

http://i781.photobucket.com/albums/yy94/sixpro_93/mt.jpg
Thể hiện của họa sỹ về cảnh vật trên một mặt trăng ngoại hệ giả tưởng đang bay xung quanh một hành tinh tương tự sao Thổ trong một hệ hành tinh ngoại hệ. (Credit Dan Durda)

Nhóm nghiên cứu đã cho biết rằng một mặt trăng ngoại hệ có khối lượng chỉ bằng 20% của Trái đất là có thể được kính Kepler phát hiện ra. Kính Kepler có thể phát hiện ra các mặt trăng ngoại hệ có khối lượng tương đương với Trái đất trong khoảng 25000 các ngôi sao với khoảng cách xa tới 500 năm ánh sáng.

Người ta vẫn chưa biết liệu các mặt trăng ngoại hệ có thể ở được có phổ biến trong vũ trụ hay không, nhưng ít ra các nhà thiên văn học cũng đã có các phương tiện và phương pháp để tìm ra chúng.

Tiến sỹ Kipping nói:" Đây là lần đầu tiên chúng tôi đã chứng tỏ với các phuơng tiện kỹ thuật hiện tại, chúng tôi có thể phát hiện ra các mặt trăng ngoại hệ có thể ở được ở cách chúng ta hàng trăm năm ánh sáng. Khi cho chạy chương trình mô phỏng, chúng tôi cũng phải ngạc nhiên khi thấy rằng những mặt trăng chỉ nhỏ bằng 1/5 Trái Đất cũng có thể phát hiện được".

Ông nói thêm:" Có vẻ như có khả năng là có hàng ngàn, hoặc có thể là hàng triệu những mặt trăng ngoại hệ có thể ở được đang tồn tại trong Dải Ngân Hà, và chúng ta giờ đây có thể bắt đầu tìm kiếm chúng".


Theo Sciencedaily

Lời bàn: Hơn mười năm trước, chúng ta đã háo hức đón nhận tin hành tinh ngoại hệ đầu tiên được phát hiện, hiện giờ thì đã có hơn 370 hành tinh ngoại hệ được tìm thấy bằng các phương pháp khác nhau. Trong tương lai, tôi hy vọng một ngày nào đó sẽ có mặt trăng ngoại hệ đầu tiên được tìm ra, ít ra là bằng phuơng pháp của Tiến sỹ Kipping.