PDA

View Full Version : giả thuyết mới về sự hình thành của Mặt Trăng


daithanhxk
25-08-2012, 09:55 AM
Dạo một vòng quanh CLB thiên văn VACA thấy có bài này hay, post lên anh em tham khảo
Giả thuyết về nguồn gốc của mặt trăng
Trước khi trình bày giả thuyết thứ 3 về nguồn gốc mặt trăng cho phép tôi được trình bày tại sao lại có ý tưởng đi tìm giả thuyết về nguồn gốc của mặt trăng. Trong khi đó mặt trăng đã có 2 giả thuyết về nguồn gốc. củng vì bản thân tôi nhận thấy 2 giả thuyết về nguồn gốc này quá vô lý nên quyết đi tìm một giả thuyết nào có có tính thực tế hơn có tính thuyết phục hơn để thay thế cho 2 giả thuyết kia. Củng vì đều đó mà hơn 46 năm trời cả trên sách vở báo chí hay đài điện hể có chương trình nào liên quan đến vủ trụ là tôi không bỏ qua.
Mới đây tôi có đọc cuốn sách ? khám phá thế giới quanh ta ? do nhà xuất bản văn hóa ấn hành trong mục nói về sự hình thành thái dương hệ thì tôi rất vui mừng vì đây là cái đích mà sau hơn mấy chục năm tôi tìm tòi nghiên cứu.
Tiếp theo tôi xin trình bày giả thuyết mới về nguồn gốc của mặt trăng.
Mặt trăng được hình thành cùng thời kỳ với trái đất- các hành tinh- các vệ tinh trong thái dương hệ.
Thật vậy chúng ta hãy nhìn 1 cái vịnh bên dòng sông, dòng chãy của dòng sông tạo cái vịnh đó thành 1 con xoáy lớn và ta củng nhìn thấy trên mình con xoáy lớn đó có từng con xoáy nhỏ, suy ra thái dương hệ của chúng ta củng như vậy, con xoáy lớn đó là thái dương hệ các hành tinh cung quanh nhận mặt trời làm trung tâm, các con xoáy nhỏ tức là tiểu thái dương hệ các vệ tinh quay chung quanh nhận các hành tinh làm trung tâm.
Dẫn chứng và chứng minh 2 giả thuyết trước là 2 giả thuyết sai.
1) mặt trăng là mảnh vở của trái đất.
giả sử mặt trăng là mảnh vở của trái đất thì lực hút của trái đất trước khi mặt trăng tách rời khỏi trái đất phải lớn hơn lực hút của trái đất bây giờ.
Trái đất quay quanh vủ trụ ngoài lực hút từ tâm không còn lực hút đáng kể nào tác động đến trái đất,
Cho nên muốn thí nghiệm để chứng minh giả thuyết mặt trăng là mảnh vở của trái đất thì phải có đầy đủ các điều kiện sau đây.
a) trái đất thí nghiệm phải có lực hút từ tâm lớn hơn lực hút của trải đất mà chúng ta đang đứng.
b) phải thí nghiệm trong một môi trường vô trọng lực( trong khoảng không vủ trụ)
? những minh chứng khác để chứng minh mặt trăng không phải là mảnh vở của trái đất do lực quay:
a) nếu lực ly tâm do một lực nổ từ tâm trái đất thì tría đất sẽ vỡ ra hàng trăm nghìn mảnh.
b) Nếu lực ly tâm do lực quay trục bắc nam thì trái đất vở ra 360 mảnh, nếu không được 360 mảnh thì củng được 24 mảnh để hằng đêm ta nhìn lên bầu trời cứ mổi 1 giờ thì có 1 mặt trăng đi qua trên đỉnh đầu, nhìn xuống đất thấy không còn 1 cục đất để đặt chân.
Cho nên nếu mặt trăng là mảnh vỡ của trái đất do lực quay thì xin hỏi chổ mặt trăng vở ra chịu lực ly tâm còn các chổ khác là lực hút sao ? thật là vô lý.
c) chúng ta hãy nhìn lên mặt trời, bề mặt mặt trời nóng đến 6000 độ cho nên mặt trời là 1 khối nham thạch lõng với lực hút từ tâm cho ta thấy mặt trời có dạng hình tròn, nếu mặt trời có lực ly tâm thì trái đất của chúng ta có được sự ưu ái, mặt trời tặng cho một mảng nham thạch không lớn không nhiều củng đủ để lấp đầy 5 dại dương, và chúng ta củng nhìn về trái đât, trái đất củng có dạnghình tròn, điều này chứng tỏ trong thời kỳ còn nóng chãy trái đất củng có lực hút từ tâm, vậy xin hỏi trong thời kỳ nóng chãy khoảng thời gian nào trái đất chịu lực ly tâm đây?
2) mặt trăng là thiên thạch đi lạc:
để chứng minh tôi tạm mượn hành tinh có nhiều vệ tinh, ví dụ mộc tinh có 16 vệ tinh, nếu như mộc tinh ở trên mặt phẵng thì các thiên thạch đi vào bằng 2 cửa, nếu vào ở bên phải thì quỷ đạo cảu thiên thạch quay từ phải sang trái.
Nếu vào cửa trái thì quỷ đạo quay từ trái sang phải, nhưng thực tế mộc tinh ở trong vủ trụ thì mộc tinh phải có 360 cửa đi vào, nhưng ở đây mộc tinh có 16 vệ tinh ắt phải có 16 quỷ đạo khác nhau mới gọi là đúng nhưng ở đây các quỷ đạo của các vệ tinh mộc tinh hầu như quay cùng 1 hướng và ép mình trong một cái đĩa dẹt của thái dương hệ , điều này chứng tỏ mặt trăng là một thiên thạch là sai. Vì thiên thạch đi lạc củng giống như một người bịt mắt củng có nghĩa là không đi đúng con đường chính, không khéo anh ta quờ quạng lại đập vở mất cái đĩa dẹt của thái dương hệ.
Từ những chứng minh cho thấy 2 giả thuyết trước là sai, càng làm sáng tỏ giả thuyết thứ 3 là đúng, trước khi ngưng tụ thành các vệ tinh hành tinh chúng là những đám tinh vân quay tròn theo 1 con xoáy sau lực nổ của vủ trụ, chúng ép mình trong một cái đĩa dẹt của thái dương hệ.

Dù sao thì các luận điểm trên cũng mới chỉ là giả thuyết
Tuy nhiên các dẫn chứng của bác cũng cần xem lại một số điểm sau :
1. Mặt Trăng là mảnh vỡ của Trái Đất là một giả thuyết rất có giá trị
Nguyên nhân gây ra mảnh vỡ trên, nếu do xuất phát nội tại trong vận động của Trái Đất thì đúng như bác nói là không thể, nhưng thực chất giả thuyết này cho rằng nguyên nhân Mặt Trăng tách ra khỏi Trái Đất là do sự va chạm của một thiên thạch. Có điều cần nhớ là người ta đã đo đạc và kết luận tuổi của Mặt Trăng cũng xấp xỉ tuổi của Trái Đất. Trong thời kỳ mới hình thành, Trái Đất chủ yếu là một quả cầu dung nham nóng đỏ và có kết cấu chưa ổn định, vì vậy, việc một thiên thạch đâm vào gây chia cắt khối cầu đó thành 2 phần là điều hoàn toàn có thể xảy ra, có thể đã có một sự chia cắt với tỉ lệ hoàn hảo nào đó, giúp cho hai khối cầu không bị hút lại vào nhau do lực hấp dẫn và trở thành Trái Đất - Mặt Trăng ngày nay
(Ngoài ra, bác cũng cần xem lại kiến thức về Mặt Trời, Mặt Trời không phải là quả cầu dung nham, nó là quả cầu khí, tỉ trọng còn thấp hơn cả Trái Đất)
2. Người ta đã xác định, và chứng minh được các vệ tinh của những hành tinh lớp ngoài (Mộc Tinh, Thổ Tinh) hầu hết là do những mảnh thiên thạch đi lạc bị lực hấp dẫn của các hành tinh lớn giữ lại. Vì thế phần chứng mình này của bác cho giả thiết Mặt Trăng là thiên thạch đi lạc cũng vô giá trị.

Còn nói về giả thuyết của bác, có thể lấy thiên hà làm ví dụ cho gần, bản thân thiên hà cũng như một xoáy nước, vật chất chịu tác động của lực hấp dẫn rất lớn từ tâm thiên hà sẽ quay xung quanh tâm đó, tuy nhiên ở những vị trí xa tâm, lực hấp dẫn không hoặc ảnh hưởng rất ít nên mới có thể xuất hiện các hệ hấp dẫn cục bộ (các vật chất tự hấp dẫn nhau mà không chịu tác động của tâm thiên hà) để có thể tạo ra các hệ mặt trời (trong đó có hệ Mặt Trời của chúng ta). Tuy nhiên, chỉ xét trong một hệ Mặt Trời, yếu tố hấp dẫn cục bộ không thể xảy ra. Thậm chí cả những hành tinh lớp ngoài (nơi chịu tác động của lực hấp dẫn ít hơn )cũng không có vệ tinh lớn nào (so với kích thước của nó). Hơn nữa, nếu giả thiết của bác là đúng thì hẳn là sao Kim hay sao Hỏa, thậm chí sao Thủy cũng phải có vệ tinh, nhưng thực tế thì sao Kim và sao Thủy không có vệ tinh, hai vệ tinh của sao Hỏa thì bé hơn rất nhiều so với Mặt Trăng, như vậy, giả thuyết của bác đưa ra là không hợp lý.

Đây chỉ là một số kiến thức mang tính chất định tính, còn để chính xác hơn thì người ta đã làm các khảo sát định lượng để chứng minh cho các giả thuyết trên, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết quả chính thức về nguồn gốc của Mặt Trăng.

VACA